Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

KHÔNG THỂ MỴ DÂN LÂU HƠN NỮA - NO LONGER DEMAGOGY


KHÔNG THỂ MỴ DÂN LÂU HƠN NỮA
NO LONGER DEMAGOGY
Thuỷ-Triều

Trong thời đại Mao Trạch Đông ở Hoa Lục đã có hàng triệu người dân Trung Quốc bị chết vì đói. Trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng sẽ có rất nhiều người Trung Quốc thuộc tầng lớp tân tư sản đủ loại bị chết vì phá sản.

Các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp đã có thể bưng bít thông tin về những cuộc biểu tình nổi dậy của người nông dân Trung Quốc đòi lại ruộng đất nhà cửa và quyền được sống, nhưng họ đã không thể che giấu được những tin tức về thị trường lao động khi các chủ nhân ngoại quốc đã rút vốn đóng cửa nhà máy xí nghiệp gia công sản xuất làm cho hàng triệu công nhân Trung Quốc không có việc làm; cũng như những tin tức về thị trường chứng khoán ở Hoa Lục bắt buộc phải công khai số liệu mỗi ngày vì có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại quốc.

Khi Trung Quốc bị bắt buộc phải tự công khai như thế đã giúp cho người ta thấy rõ toàn cảnh của những giao dịch thị trường chứng khoán Thượng Hải đang ở trạng thái tuột dốc; một số lượng phỏng chừng 67 ngàn công ty nội địa Trung Quốc đã đang lâm cảnh khánh tận và chắc chắn những công ty ngoại quốc hiện ở tại Hoa Lục đang vội vã tìm đường rút lui; cả hai khu vực tài chánh ngân hàng và kinh doanh địa ốc của Trung Quốc đang chịu đựng tổn thất rất nặng. Các nhà quan sát và phân tích tình hình chính trị và kinh tế Trung Quốc đã chỉ ra rõ tình trạng trống rổng ở đàng sau những hình ảnh quyền lực của đảng Trung Cộng. Các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp đang không thể nào tiếp tục che giấu sự thật và lừa dối nhân dân Trung Quốc lâu hơn nữa, bởi vì nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng mà họ đang xây dựng thực sự đang bị khủng hoảng rất trầm trọng.

Ở trong nước Trung Quốc không có cái gì là thật và giản dị. Có rất nhiều đồ vật hoặc sự việc ở bên ngoài trông có vẻ rất đẹp rất hay nhưng ở bên trong lại trống không hoặc giả mạo. Một trường hợp điển hình được nhắc lại ở đây là Buổi Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 vừa qua. Buổi Lễ Khai Mạc đã được hơn 80 yếu nhân lãnh đạo ngoại quốc tới tham dự, họ đã làm như vậy chỉ để giữ lấy cái thể diện của chính phủ của họ. Thế Vận Hội Bắc Kinh như một bửa đại tiệc linh đình để tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng nhân danh người dân Trung Quốc ở Hoa Lục mà thiết đãi quan khách quốc tế với lòng kiêu hãnh tự hào Hán tộc quật cường. Bửa đại tiệc thế vận hội đã tàn, các quan khách quốc tế đã ra về từ lâu và họ đã mau quên đi cái tính khoa trương thái quá của những người tổ chức; tuy nhiên, cái dư vị đắng cay của bửa đại tiệc quá xa xỉ tốn kém kia vẫn còn nguyên trong miệng trong lưỡi của người dân Trung Quốc cho tới hôm nay.

Sau cái xa xỉ hào nhoáng của cái buổi lễ khai mạc quá tốn kém xem như những màn biểu diễn nghệ thuật ở những phim trường rộng lớn, chỉ một vài ngày sau là sự thật bị che giấu lại được phơi bày ra cho cả thế giới đều biết. Quang cảnh pháo bông màu sắc rực rỡ ở khắp nơi trong thành phố Bắc Kinh là do máy điện toán tạo ra trước đó, rồi lại đem phát ra ở những màn ảnh đại vĩ tuyến để làm hoa mắt khán giả ở trong buổi lễ và khán giả ở các màn ảnh truyền hình khắp thế giới; em gái nhỏ xinh xắn dễ thương đứng trên sân khấu chỉ hát nhép; năm mươi sáu em thiếu niên nam nữ mặc trang phục dân tộc thiểu số khác nhau ở Trung Quốc để mô tả cuộc sống chung hoà bình và hài hoà chủng tộc ở trong Hoa Lục, thì tất cả các em lại toàn là Hán tộc.

Một cách mỉa mai, sự thật cũng tương tự như vậy đối với sự lai căng của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng. Kể từ năm 1978 tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã cho áp dụng chính sách “cải cách và cởi mở” của Đặng Tiểu Bình để xây dựng một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng, thì nền kinh tế Hoa Lục đã phát triển với một tốc độ nhanh phá kỷ lục trước những con mắt quan sát của một thế giới tăng dần mức báo động vì cái nền kinh tế lai căng càng ngày càng tăng nhiệt độ của nó.

Có một số học giả nổi tiếng đã ước tính rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Lục sẽ tiếp tục lớn mạnh cho tới năm 2020. Vì vậy đã có nhiều người vội vàng đồng ý các quan điểm và nhận định của họ với một giá trị tiêu biểu chỉ ở bề mặt, nhưng thực tế ở trong Hoa Lục ngược lại không một cái gì có được một giá trị thật. Vì cái lý lẽ đó mà nền kinh tế Hoa Lục đang cần phải được xem xét lại giá trị thực sự của nó dưới mọi khía cạnh được phơi bày minh bạch.

Một cách cụ thể là chỉ số của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm mạnh từ 6124 điểm trong tháng 10 năm 2007 xuống 2154 điểm vào ngày 8 tháng 9 năm 2008. Nói cách khác là chỉ số chứng khoán đã giảm 64.8 phần trăm.

Có chừng 100 triệu người Trung Quốc hiện nay đang bị trói chặt vào cái thị trường chứng khoán và họ đang phải chịu đựng cái nỗi lo sợ thua lỗ nặng nề. Sự thua lỗ nặng nề cho đến nỗi những người Trung Quốc rất giàu cũng cảm thấy những ước muốn của họ hiện nay bị dập tắt rất phũ phàng.

Thị trường chứng khoán “phong vũ biểu” của Trung Quốc đang trải qua nhiều cái “tụt xuống liên tiếp” cho thấy rằng nền kinh tế Hoa Lục đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Năm ngoái các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã cho liệt kê những công ty Trung Quốc trong Hoa Lục để chứng tỏ sức tăng trưởng mạnh và thu lợi cao; tuy nhiên, trong năm nay họ đang phải đương đầu với những khiếm hụt nặng nề dẫn tới phá sản, hoặc là ngược lại họ sẽ nhận được tiếp sức cứu nguy khi họ phải trở thành công cụ của chính phủ Trung Cộng để luân chuyển lượng tiền Nhân Dân Tệ do chính phủ cho in thêm nhiều tiền và phát hành xoay vòng trong Hoa Lục. Nếu như vậy thì mức lạm phát ở Hoa Lục càng ngày càng tăng cao hơn.

Căn cứ vào chính số liệu thống kê trong các báo cáo kinh tế của chính phủ Trung Cộng cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2008 ở trong Hoa Lục đã có “độ chừng” 67 ngàn công ty kinh doanh cỡ nhỏ và cỡ trung đã đóng cửa vì khánh kiệt và đã khiến cho “độ chừng” 20 triệu người dân Hoa Lục phải bị thất nghiệp. Tại sao số liệu thống kê của chính phủ mà lại có tính cách “độ chừng”? Các số liệu thống kê của những chính phủ cộng sản độc tài đã có cái truyền thống giả tạo gian dối. Dĩ nhiên những người quan sát và phân tích tình hình Hoa Lục đều nhận định rằng “cái con số thật” phải dễ sợ lắm.

Cái kích thước rộng lớn của sự sụp đổ này trong tiến trình xây dựng một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng đã tự nó bộc lộ rõ những vấn đề nghiêm trọng đã bị cố ý bỏ qua để đẩy nhanh mức độ phát triển kinh tế Hoa Lục mà giờ đây những vấn đề này quay trở lại hàng đầu trực diện với các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp. Sau khi hàng loạt các xí nghiệp gia công sản xuất và các công ty kinh doanh cỡ nhỏ và cỡ trung đã phá sản, chắc chắn một hệ quả sụp đổ dây chuyền sẽ tiếp tục nhanh chóng va chạm tới những công ty cỡ lớn ở trong Hoa Lục.

Các yếu tố định giá lại đồng Nhân Dân Tệ, sự tăng giá của nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng cao hơn, xuất cảng giảm sút hơn trước, người di dân từ nông thôn ra thành thị làm công ăn lương thấp không có nhiều như trước và thiếu hụt năng lượng sản xuất đang khiến cho lợi nhuận của các công ty bị giảm nhiều. Hơn nữa, các công ty của người Trung Quốc ở Hoa Lục sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn và những món tiền vay để kinh doanh sẽ có lãi suất cao hơn cũng sẽ đẩy các công ty này tới bên bờ vực thẳm.

Có một thí dụ cụ thể là ở Vùng Đồng Bằng Sông Dương Tử, khu vực kỷ nghệ gần Thượng Hải và Quảng Đông, đã từng có rất nhiều xí nghiệp gia công sản xuất đủ loại hàng hoá tiêu dùng cho cả thế giới, hiện nay hầu như tất cả các xí nghiệp này đều đóng cửa ngưng hoạt động, và đã chạm mức phá sản, bởi vì rất nhiều công ty ngoại quốc đã rút lui và rất nhiều công ty Hoa Lục đã khánh tận.

Trong cùng thời gian này rất nhiều người dân ở Mỹ đang chịu đựng cơn khủng hoảng tín dụng địa ốc và có thể còn kéo dài tới năm 2010; cũng như nạn thất nghiệp đang tăng lên trên mức ấn định an toàn 4 phần trăm ở trong toàn nước Mỹ, cho nên sức tiêu thụ của họ đang giảm sút rất rõ. Tương tự như vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá gia dụng ở Liên Âu và các nước khác trên toàn thế giới đang giảm mạnh và sức tiêu thụ chậm chạp ở Mỹ, ở Liên Âu và các nước khác đang trực tiếp ảnh hưởng mạnh tới các doanh nghiệp xuất cảng của Trung Quốc.

Trong khi khu vực xí nghiệp gia công chế xuất để xuất cảng đang bị trì trệ hoặc ngưng sản xuất và chạm mức khánh tận thì khu vực kinh doanh địa ốc của người Trung Quốc tại Hoa Lục cũng đang bị chựng lại. Cái bong bóng địa ốc ở Hoa Lục từ bấy lâu nay đã được bơm quá nhanh và quá căng cứng đang có nguy cơ nổ tung nếu không kịp thời cho xả bớt hơi để nó có thể xẹp xuống an toàn. Trung Quốc là một nước theo chế độ cộng sản dưới sự toàn trị độc tài của độc đảng Trung Cộng cho nên toàn bộ đất đai đều là tài sản của nhà nước, hay nói đúng hơn là tài sản do độc đảng Trung Cộng chiếm hữu và có toàn quyền sử dụng. Các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp ngang nhiên trở thành những địa chủ ở các địa phương trong Hoa Lục. Họ là những sở hữu chủ đất đai ở các địa phương và họ đã bán hết những lô đất đã được qui hoạch phát triển đô thị hoá với những giá tiền rất cao cho những nhà thầu phát triển địa ốc, những nhà thầu phát triển địa ốc này cũng là những đảng viên Trung Cộng đã lột xác để tư nhân hoá các công ty địa ốc của họ. Các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng các cấp ở địa phương đã cho phép những nhà thầu phát triển địa ốc này trả tiền mua đất tới 80 phần trăm của tổng trị giá lô đất bằng những món tiền vay ngân hàng. Với một qui mô nhỏ hơn, có một số người dân thường ở Hoa Lục cũng có đủ tiêu chuẩn vay tiền ngân hàng để mua căn nhà của họ. Đó là trình bày sơ lược về thị trường địa ốc ở Hoa Lục, nhưng dưới sự chỉ đạo gian xảo tráo trở của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp thì cái thị trường địa ốc ở Hoa Lục rất phức tạp.

Với số tiền 500 tỉ mỹ kim là lợi tức thu được trong kinh doanh xuất khẩu, các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng đã cộng chung với các món tiền vay ngân hàng độ chừng là 100 tỉ mỹ kim để đầu tư vào các công ty hợp doanh với các nhà thầu phát triển địa ốc Hoa Lục. Chủ trương và cách thức kinh doanh địa ốc kiểu này đã làm phát sinh một cuộc “đổ xô đi tìm vàng” trong khu vực kinh doanh địa ốc ở Hoa Lục và nó đã đẩy những cái giá tiền nhà đất lên tận mây xanh; chỉ mới một hai năm qua mà giá tiền nhà đất tại Hoa Lục đã tiếp tục tăng cao hơn năm sáu lần.

Trong hai thập niên vừa qua ở Hoa Lục cái kỷ nghệ xây dựng cao ốc của người Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của độc đảng cầm quyền Trung Cộng đã điên cuồng, mê loạn trong việc xây cất rất nhiều chung cư nhiều tầng và rất nhiều toà nhà chọc trời ở khắp nơi. Trong rất nhiều năm đã qua hầu như đa số những toà nhà chung cư này chưa có người ở và những toà nhà chọc trời này chưa có dùng cho việc gì. Cũng như cả cái làng thế vận hội rộng lớn kia cũng đang bỏ trống một cách rất lãng phí, nhưng những sở hữu chủ của nó không cần biết tới. Vì họ là những nhà thầu phát triển địa ốc người Hoa Lục, mà họ cũng chính là những đảng viên Trung Cộng và tài sản của họ được tính bằng giá trị địa ốc. Được biết là họ đã chiếm hơn phân nửa số người trở thành tiêu biểu cho một giai cấp mới là Đại Tư Sản Đỏ của Hoa Lục.

Trong quá khứ không lâu tất cả bọn họ đã rất mạnh dạn trong việc tận dụng quyền lực của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các địa phương khác nhau để chiếm hữu ruộng đất nhà cửa và những phương tiện khác của người nông dân Trung Quốc yếu thế. Họ đã luôn luôn sử dụng bạo lực của bọn công an cảnh sát ở địa phương để trấn áp tàn bạo sự phản kháng của người nông dân Trung Quốc. Kết quả của bạo lực cướp giựt đó là ruộng đất của một số đông nông dân Trung Quốc đã nằm trong tay của một số ít đảng viên Trung Cộng có thế lực đảng trị và có rất nhiều tiền mỹ kim. Một thực tế rất rõ ràng là ở Hoa Lục đã có hơn phân nửa tổng số các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng tại địa phương có được những thu nhập lợi tức rất cao từ thị trường kinh doanh địa ốc.

Ngoài cái tệ nạn chiếm hữu ruộng đất và nhà cửa của người nông dân, người dân Trung Quốc ở tỉnh thành cũng phải cam chịu khổ nạn giải toả khu vực dân cư. Cái hình ảnh những chiếc xe ủi ngã sập nhà cửa của người dân hầu như được trông thấy ở khắp nơi trong Hoa Lục. Cái hệ quả thảm thương của cơn bệnh mê loạn xây dựng lên nhà nhiều tầng chọc trời và làm giàu một cách điên cuồng đúng theo chủ trương vô nhân đạo của tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng là đã có hàng triệu triệu người dân Trung Quốc trở thành vô gia cư. Đời sống của đa số người dân lao động ở các tỉnh thành càng cực khổ nhiều hơn khi giá tiền nhà cứ tiếp tục tăng cao mà họ thì chỉ kiếm được những đồng lương quá thấp.

Hiện nay cái thị trường địa ốc ở Hoa Lục đang giống như một cái bong bóng bị bơm hơi quá căng cứng để sẵn sàng nổ tung. Những tài sản địa ốc có tính cách cướp giựt để nhanh chóng tăng giá cao, để thu lợi nhiều đang bị ứ động kéo dài ngoài sự dự đoán. Theo nhận định và kết luận của một bản nghiên cứu hiện tình thị trường địa ốc Hoa Lục thì một giải pháp giảm giá 50 phần trăm của toàn bộ địa ốc Hoa Lục mới may ra cái bong bóng được xả bớt hơi để đạt mức an toàn. Cũng tương tự như cái thị trường chứng khoán ở Hoa Lục, cái thị trường địa ốc ở Hoa Lục đang phải đương đầu với một sự giảm sút rõ ràng không thể tránh khỏi. Hai cái thị trường đang bệnh hoạn này của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng thay phiên nhau gây ảnh hưởng xấu lên các ngân hàng ở Hoa Lục và tất nhiên là dẫn tới một cơn khủng hoảng toàn bộ kinh tế của chế độ Trung Cộng.

Cũng còn có một số vấn đề quan trọng khác nữa đã xảy ra ở trong Hoa Lục và trực tiếp gây ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế đã bệnh hoạn của Trung Cộng:

Trong năm 2008 Hoa Lục đã chịu đựng mọi thứ thiên tai, từ những trận bão tuyết rất lớn cho tới trận động đất ở Tứ Xuyên, từ những cơn mưa đá và mưa giông kéo dài nhiều ngày cho tới những cơn lũ lụt, đã khiến cho rất nhiều bộ phận của nền kinh tế Hoa Lục bị tổn hại rất nặng. Chi phí dành cho công việc tái thiết chỉ riêng cho khu vực Tứ Xuyên thôi cũng đã lên đến 140 tỉ mỹ kim.

Chỉ trong vòng 30 năm ra hết sức để xây dựng phát triển nhanh ở Hoa Lục cũng đã gây ra biết bao thiệt hại nặng nề cho thiên nhiên và tình trạng môi sinh ở Hoa Lục đã trở nên rất xấu. Sự ô nhiễm đủ loại do đã không có kế hoạch xử lý hoàn toàn các nguồn ô nhiễm ngay từ ban đầu cho nên bầu không khí và các nguồn nước tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân Hoa Lục đã có những mức độ nguy hiểm rất cao.

Các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp chắc chắn phải chịu trách nhiệm và sẽ phải trả một cái giá rất đắc cho việc dọn dẹp làm sạch môi trường sinh sống của nhân dân Trung Quốc mà họ đã gián tiếp gây ô nhiễm qua các chính sách phát triển không cân đối của họ. Hơn nữa họ cũng phải bị bắt buộc cộng tác với nhiều quốc gia khác trong khu vực trong công tác bảo vệ môi trường chung; họ không thể bạo ngược ngang nhiên xây cất nhiều cái đập ngăn nước ở trên vùng thượng lưu của một con sông chảy qua nhiều quốc gia khác khiến cho đảo lộn các hệ sinh thái ở các vùng hạ lưu.

Như trước đây chúng tôi đã có nêu ra những hậu quả xấu của Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008, quả thật Thế Vận Hội Bắc Kinh không chỉ là một sự lãng phí tiền bạc và công sức lao động của nhân dân Trung Quốc mà nó còn làm cho nền kinh tế vốn đã bệnh hoạn nóng sốt quá độ càng bệnh nặng thêm. Căn cứ vào những báo cáo chính thức thì tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng đã tiêu xài hơn 40 tỉ mỹ kim chỉ riêng phần xây dựng hạ tầng cơ sở của làng thế vận. Thế Vận Hội Bắc Kinh đã đi vào lịch sữ thế vận hội như là một thế vận hội tốn kém nhất. Thế Vận Hội Sydney nước Úc đã tốn tiền của nhân dân Úc là 1.5 tỉ mỹ kim. Thế Vận Hội Los Angeles nước Mỹ đã tốn tiền của nhân dân Mỹ là 500 triệu mỹ kim. Còn Thế Vận Hội Bắc Kinh ở Hoa Lục đã tốn tiền của nhân dân Trung Quốc tới 43 tỉ mỹ kim! Đây là cái dư vị cay đắng mà nhân dân Trung Quốc, đa số vẫn còn nghèo đói, phải ngậm nguyên trong miệng sau khi bửa đại tiệc thế vận hội của tập đoàn cầm quyền Trung Cộng đã tàn.

Nếu nghe theo guồng máy tuyên truyền của Trung Cộng thì Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 đã là một thành công quá rực rỡ, thí dụ như các lực sĩ thế vận của Trung Quốc đã chiếm số huy chương vàng nhiều nhất. Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế thương mại thì rõ ràng nó là một sự thất bại ê chề. Bởi vì các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã áp dụng các biện pháp an ninh quá gay gắt cho nên chỉ có 400 ngàn du khách ngoại quốc tới xem Thế Vận Hội Bắc Kinh trong tháng Tám vừa qua. Những người tổ chức thế vận hội đã mong ước là hai triệu du khách ngoại quốc, chứ không phải con số quá khiêm nhường như thế.

Con số phần trăm du khách đã thuê phòng khách sạn đã chứng minh được sự thất bại vừa nêu trên. Trong thời gian có thế vận hội diễn ra, ở những khách sạn bốn-sao chỉ có khoảng 50 phần trăm phòng ngủ đã được du khách thuê; ở những khách sạn năm-sao thì có khoảng 70 phần trăm phòng ngủ đã được du khách thuê; còn lại khách sạn loại bình dân thì chỉ có 30 tới 40 phần trăm tổng số phòng đã được du khách thuê. Thật là mỉa mai khi những con số phần trăm này lại cho thấy rõ số lượng du khách ngoại quốc thuê phòng khách sạn ở thành phố Bắc Kinh lại giảm xuống 20 phần trăm so với cùng kỳ trong năm 2007. Sự vắng khách thưởng ngoạn các cuộc tranh tài của lực sĩ ở Thế Vận Hội Bắc Kinh đã được nhận thấy rõ ràng qua các hình ảnh của rất nhiều dãy ghế ngồi bỏ trống ở các khán đài.

Tình trạng vắng khách như vậy cũng đã xảy ra ở nhiều cửa hàng kinh doanh nhiều loại khác nhau trong thời gian có thế vận hội diễn ra tại Bắc Kinh. Thí dụ như các cửa hàng ăn uống hạng sang và hạng trung bình tại thành phố Bắc Kinh đã dự tính là phải có rất đông thực khách tới thưởng thức các món ăn độc đáo của họ, nhưng thực tế chỉ có hai phần ba của tổng số thực khách dự trù đã tới các tiệm ăn này. Như vậy, sau khi Thế Vận Hội Bắc Kinh đã bế mạc và tổng kết kinh doanh gồm đủ các loại đã cho biết rõ là một sự thất bại và buôn bán lỗ lã nặng nề.

Trong nhiều năm trước khi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, có nhiều chuyên gia về ngành du lịch của Trung Cộng đã dự tính và tiên đoán là có khoảng hai triệu du khách ngoại quốc đổ xô tới thành phố Bắc Kinh trong thời gian có thế vận hội diễn ra và sau đó còn tiếp tục đi tham quan du lịch ở các nơi khác ở trong Hoa Lục. Thực tế đã cho thấy chỉ có độ chừng bốn trăm ngàn du khách đã tới thành phố Bắc Kinh. Hơn nữa, cái sự cố không hay của hai du khách người Mỹ, một bị đâm chết và một bị thương rất nặng trong lúc đang được hướng dẫn đi tham quan di tích lịch sử Trung Quốc, đã khiến cho rất nhiều du khách ngoại quốc đã lỡ tới Bắc Kinh rồi sau đó họ không còn thích đi đâu nữa. Như vậy Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã thất bại nặng nề khi không đạt được những kỳ vọng của một sự cố quyến rũ du lịch quốc tế.

Hơn nữa, trong thời gian có thế vận hội đang diễn ra là giá xăng dầu tăng cao và khách hàng tiêu thụ ở trên khắp thế giới đều chịu ít nhiều ảnh hưởng của lạm phát trong nước của họ. Ở nước Mỹ đã xảy ra cơn khủng hoảng tín dụng địa ốc và nó thực sự khiến cho người dân Mỹ phải tính toán cẩn thận nhiều hơn khi tiêu tiền. Có rất nhiều người dân Mỹ cuối cùng đã quyết định không đi du lịch Bắc Kinh để xem Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 như đã dự tính trước đó, vì giờ đây họ đã bắt đầu biết tiết kiệm nhiều hơn. Cũng tương tự như vậy, có rất nhiều người dân Trung Quốc ở các thành phố khác nhau trong Hoa Lục đã không đi xem Thế Vận Hội Bắc Kinh. Họ đã ở lại nhà để xem những cuộc tranh tài thế vận hội trên màn ảnh truyền hình.

Những người quan sát và phân tích tình hình ở Hoa Lục đã chỉ ra một dữ kiện mà chính nó đã làm cho ngành du lịch của Trung Quốc bị thất bại thê thảm trong thời gian có thế vận hội. Đó là vào đầu tháng Tư năm 2008 tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã đột ngột cho áp dụng các biện pháp an ninh rất gay gắt và kiểm soát việc cấp chiếu khán nhập cảnh vào Hoa Lục thật chặt chẽ. Một cách quá vô lý đến độ rất kỳ quặc, ngớ ngẩn là trong thời gian nhiều tháng trước ngày lễ khai mạc thế vận hội thì giới cầm quyền Trung Cộng đã yêu cầu tất cả du khách ngoại quốc phải xuất trình bằng chứng là họ có sẵn sàng nơi tạm trú hoặc tờ biên lai xác nhận đã đặt thuê trước phòng khách sạn, và nhất là cái vé máy bay khứ hồi phải trở về quốc gia gốc của họ chứ không phải một nước nào khác; nếu họ có đạt được những yêu cầu đó thì họ mới được cấp chiếu khán nhập cảnh vào Hoa Lục để xem thế vận hội. Cái biện pháp kỳ cục này đã khiến cho rất nhiều du khách ngoại quốc cảm thấy rằng giới cầm quyền Trung Cộng không được thân thiện và không tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho du khách tới Bắc Kinh.

Cũng có những nguồn tin nội bộ của ban tổ chức thế vận hội là họ dự trù tới 80 phần trăm của tổng số vé là dành cho khán giả nội địa ở Hoa Lục, và đây cũng là một hình thức biểu lộ tinh thần ham chuộng thể thao, đồng thời nâng cao lòng tự hào dân tộc của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế của đại đa số nhân dân Trung Quốc đã phũ phàng không đáp ứng lại sự mong muốn của tập đoàn cầm quyền Trung Cộng khi họ không mua vé đi xem các cuộc tranh tài của các lực sĩ thế vận. Một cách rất giản dị và không tốn kém quá nhiều trong thời buổi sinh sống khó khăn là họ chỉ việc ở lại nhà mà cũng xem được thế vận hội trực tiếp truyền hình.

Nhân dân Trung Quốc đã tiếp tục phản kháng chống lại các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp bằng nhiều hình thức, và một hình ảnh phản kháng tiêu biểu nhất là ngay trong buổi lễ khai mạc thế vận hội, trước hàng triệu cặp mắt của những khán giả đang ngồi trên khán đài và những khán giả đang ngồi xem trước màn ảnh truyền hình trên khắp thế giới, lá cờ máu trung cộng đã bị treo ngược-the red blood chinese communist flag was put upside down. Có thể lá cờ máu trung cộng này đã từng bị nhân dân Trung Quốc ở Hoa Lục treo ngược nó nhiều lần ở nhiều nơi rồi, nhưng vì các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp đã che giấu sự thật bưng bít thông tin, cho nên nó đã tìm được một cơ hội trăm năm mới có một lần là thế vận hội ở Bắc Kinh, để một lần nữa nó bị treo ngược là quá đủ ý nghĩa cho tất cả những lần đã xảy ra về trước và những lần nữa sẽ xuất hiện trong tương lai khi nhân dân Trung Quốc đòi lại các quyền làm người của họ mà các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp đã lường gạt họ rồi cướp mất đi từ năm 1949 cho tới nay.

Để kết luận, chúng ta hãy xét qua tổng quát tình hình kinh tế thế giới hiện nay: nền kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn suy thoái, cái cỗ máy kinh tế ở toàn Liên Âu đang chạy chậm tại chỗ, và ở Nhật Bản thì chỉ số tăng trưởng đang trở thành số âm; đó là những hình ảnh trung thực chỉ rõ cho chúng ta thấy tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào cảnh suy thoái trầm trọng có lẽ còn tệ hại hơn cả Thời Kỳ Suy Thoái trước Đệ Nhị Thế Chiến. Riêng nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng trong giai đoạn cuối cùng của tiến trình hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thị trường thế giới, nền kinh tế lai căng này không thể nào tránh khỏi bị cuốn hút mạnh vào tâm điểm của trận cuồng phong suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở Hoa Lục trong thời đại Mao Trạch Đông đã có hàng triệu ngưởi dân Trung Quốc bị chết vì đói. Giờ đây ở Hoa Lục trong thời đại kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Cộng sẽ có rất nhiều công dân Trung Quốc thuộc giai cấp Tư Sản Mới sẽ chết vì phá sản./.

Thuỷ-Triều
20/09/2008







Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2008

CỜ MÁU TREO NGƯỢC


CỜ MÁU TREO NGƯỢC
Trần Bửu Hạnh


Ngày diễn hành Olympic 2008, em bé Lin Hao đi với Yao Ming
“Cầm cờ máu treo ngược”


Em bé Lin Hao năm nay chín tuổi

Một nạn nhân động đất bị chôn sâu

Mấy ngày đêm (?) mới được moi lên nào

Vẫn khỏe mạnh và tinh thần minh mẩn .


Nay em được đi đầu đoàn Thế Vận

Tay cầm cờ Đảng Cộng phất quơ cao

Chứng tỏ rằng Trung Quốc đã tự hào

Mộng thống lãnh năm châu thế giới!


Rừng cờ đỏ hiên ngang đang tiến tới

Chỉ có cờ em bé tên Lin Hao

Ngôi sao vàng biểu tượng cả ngôi cao

Bị treo ngược còn đâu là uy lực!


Đây là điềm Tiên Cơ đà báo trước

Những Thiên Tai đổ xuống bọn Độc Tài

Bạo phát bạo tàn, nhân quả xưa nay

Một chế độ bất nhân, mau mạt vận .


Ngày khai mạc trông uy nghi hoành tráng

Nhìn sau lưng dân đói rách lầm than

Cả tỷ người một thiểu số giàu sang

Nắm quyền lực gây bao điều tội ác.


Trần Bửu Hạnh
Ngày 11 tháng 8 năm 2008

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

VĂN-HOÁ-LỪA-GẠT CỦA TRUNG-CỘNG


VĂN-HOÁ-LỪA-GẠT CỦA TRUNG-CỘNG
Thuỷ-Triều


Trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 người đi dẫn đầu đoàn lực sĩ Trung Quốc là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Trung Quốc tên Yao Ming với hai tay cầm cán giơ cao một lá cờ Trung Cộng có kích thước lón. Người đi bên cạnh Yao Ming là một em bé trai Trung Quốc, đuợc biết em này là một nạn nhân may mắn còn sống sót trong trận động đất kinh hoàng đã xảy ra tại Tứ Xuyên vào tháng Năm vừa qua. Tay trái của em cầm một lá cờ Thế Vận Hội và tay phải của em cầm một lá cờ Trung Cộng; cả hai lá cờ này đều là cở nhỏ. Nét mặt của em bé rất hân hoan, và hai tay của em luôn luôn đưa lên để vẩy vẩy hai lá cờ này. Rất rõ ràng là em đang đưa tay vẩy vẩy một lá cờ Trung Cộng đã bị lộn ngược trước hàng triệu cặp mắt của khán giả trên khán đài và trên toàn thế giới.


Chế độ Trung Cộng đã rất tài giỏi trong việc tạo dựng và bảo vệ Một-Nền-Văn-Hoá-Lừa-Gạt-Tại-Trung-Quốc và họ còn lớn tiếng để nói cho tất cả nhân dân thế giới biết về điều đó một cách rất mạnh dạn tự nhiên như thể Tình-Trạng-Lừa-Gạt-Ở-Trong-Nước-Trung-Quốc-Là-Một-Lối-Cạnh-Tranh-Để-Sống-Của-Người-Dân-Trung-Quốc.


Có một số giáo sư ngoại quốc đã đang sống tại Trung Quốc để dạy Anh Ngữ cho các học viên người Trung Quốc thuộc mọi hạng tuổi và các cấp lớp từ vỡ lòng tới đại học đều có chung một nhận định là đa số học sinh sinh viên và học viên người lớn đã thường xuyên có những hành động gian dối trong các kỳ thi kiểm tra học lực. Trong những lần các giáo sư dạy Anh Ngữ này tổ chức các cuộc thảo luận trong lớp nói về Tính Lừa Gạt để cho những học viên đã khá và giỏi Anh Ngữ tự do phát biểu cảm tưởng của họ, thì họ luôn luôn cho biết rằng họ sẽ có hành động lường gạt tương tự với một mức độ nhất định nào đó nếu sự lường gạt này giúp cho họ chiếm được ưu thế trong đời sống hiện tại ở Trung Quốc.


Chỉ có chính người Trung Quốc mới có thể tin rằng cả ba người nữ vận động viên thể dục nhịp điệu tên Yang Yilin, He Kexin và Jian Yuyuan là có đủ mười sáu tuổi để được dự thi thế vận hội và phải chiếm được huy chương vàng cho người Trung Quốc. Còn lại cả thế giới này đều nghi ngờ rằng các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã âm mưu với nhau sửa đổi các chi tiết hộ tịch để nâng tuổi cho các em vận động viên này tới hạng tuổi quy định của thế vận hội.


Dùng mọi thủ đoạn lừa gạt để đạt mục đích là bản chất của thuyết “bí danh” của đảng Trung Cộng và Việt Cộng. Thuyết “bí danh” của đảng cộng sản hoàn toàn trái ngược với thuyết “chánh danh” của đạo Khổng-Mạnh, và một cách chắc chắn là tất cả đảng viên Trung Cộng và Việt Cộng mỗi người ngoài một cái tên cúng cơm và một cái tên gắn liền với chức vụ, lại có thêm hai ba cái bí danh khác nhau để dễ dàng làm chuyện mờ ám cho tổ chức cộng sản.


Bản chất gian trá và thiếu sự minh bạch đã từ lâu ngấm vào đầu óc của tất cả đảng viên Trung Cộng và Việt Cộng được thể hiện rõ ràng qua những cái “bí danh”. Nhân dịp có thế vận hội ở Trung Quốc trong mùa hè này cái bản chất gian trá và thiếu sự minh bạch càng bị lộ rõ qua các màn trình diễn của một ca sĩ nhi đồng hát nhép, những trẻ em Hán tộc giả dạng làm những trẻ em dân tộc thiểu số, những cảnh bắn pháo bông đã thu hình sẵn từ trước nay được phát hình lại để biến quang cảnh buổi lễ quá rực rỡ làm hoa mắt khán giả ở tại chỗ cũng như khán giả ở màn ảnh truyền hình trên khắp thế giới, và nhất là ba nữ vận động viên thể dục nhịp điệu được nâng lên tuổi mười sáu để dự thi.


Có rất nhiều chứng từ lưu trữ ở những hồ sơ của các vận động viên tranh tài ở địa phương cũng như các bài báo tường thuật và bình luận thể thao bằng tiếng Trung Quốc ở những năm 2004, 2005, 2006, và 2007 đã cho thấy rõ ba nữ vận động viên thể dục nhịp điệu tên Yang Yilin, He Kexin và Jian Yuyuan là không có đủ mười sáu tuổi để dự thi thế vận hội trong năm nay. Hơn nữa mọi người đều công nhận rằng hình vóc và diện mạo bên ngoài của ba nữ vận động viên này hiển nhiên là trông rất còn nhỏ tuổi.


Vào lúc Thế Vận Hội Mùa Hè Athens Hy Lạp năm 2004 nữ vận động viên thể dục nhịp điệu người Mỹ tên Nastia Liukin, đã hai lần chiếm giải vô địch thiếu niên Mỹ nhưng lúc đó Nastia Liukin chỉ có 14 tuổi nên còn quá nhỏ để tham dự trong đội tuyển thế vận hội của nước Mỹ. Cô đã phải chờ tới bốn năm sau để được tranh tài trong Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh năm 2008.


Nếu các cuộc điều tra chứng minh được là ba nữ vận động viên thể dục nhịp điệu của Trung Quốc thực sự còn quá nhỏ để được tham dự tranh tài trong Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 thì Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế và các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự lừa gạt này.


Ở trong nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Trung Cộng hầu như mọi người đều không cảm thấy ngại ngùng xấu hổ mà nghĩ rằng sự lường gạt là một việc làm vô đạo đức. Một thí dụ cụ thể là kỷ nghệ làm thuốc lá giả của tập đoàn kinh doanh thuốc lá Trung Cộng. Thuốc lá đã là độc hại cho sức khoẻ của con người, mà tập đoàn kinh doanh thuốc lá Trung Cộng lại còn làm giả để thu vào nhiều lợi nhuận, như vậy tội ác của sự lường gạt này phải tăng gấp đôi.


Ở trong nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Trung Cộng sự lường gạt xảo trá tráo trở để trục tư lợi đã đang là một cơn bệnh dịch truyền nhiễm khủng khiếp.


Sự lường gạt xảo trá tráo trở đó đã bắt nguồn từ các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp. Gần đây nhất là họ đã không giữ lời cam kết cởi mở thông tin báo chí và cải thiện hồ sơ nhân quyền trong thời gian có thế vận hội đang diễn ra tại Bắc Kinh:


Họ vẫn cứ cản trở hoặc ngăn cấm các phóng viên ngoại quốc muốn tìm hiểu tình hình sinh sống hiện tại của người dân Trung Quốc ở trong nước. Hai tuần lễ trước ngày khai mạc thế vận hội họ đã cho lệnh bắt tập trung hàng ngàn tu sĩ Tây Tạng và quản thúc nghiêm ngặt. Họ đã giả bộ thực thi tự do dân chủ trong lúc có thế vận hội bằng cách để ra những khu vực công viên cho người dân Trung Quốc được biểu tình phản đối chính phủ nếu có xin phép trước. Kết quả là tất cả những người nhẹ dạ cả tin Trung Cộng thay đổi cởi mở, nên nộp đơn xin phép biểu tình, đều bị bắt đem ra giam ở ngoại ô cách xa thành phố Bắc Kinh.


Trong khi có một số người ngoại quốc tới Bắc Kinh căng biểu ngữ biểu tình ủng hộ Tây Tạng chỉ được một thời gian ngắn thì bị bắt đưa lên xe chở ngay ra phi trường để trục xuất khỏi Trung Quốc, thì lại có một người Anh, một người Đức và tám công dân Mỹ đã tổ chức biểu tình ủng hộ Tây Tạng trong một thời gian ngắn trước khi bị bắt ở gần Sân Vận Động Thế Vận Hội tại Bắc Kinh.
Còn đối với tám người Mỹ, mặc dù đại sứ Mỹ có lời yêu cầu phải lập tức thả họ, nhưng tập đoàn cầm quyền Trung Cộng tại Bắc Kinh vẫn cứ tạm giam họ trong suốt 17 ngày cho tới khi bế mạc thế vận hội mới thả ra và liền sau đó trục xuất họ về nước Mỹ.


Các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp đã bộc lộ rõ ý muốn tạo dựng, bảo vệ, và sử dụng Thế Vận Hội Bắc Kinh như là một thành tích hoàn toàn hoàn hảo để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ đang sẵn sàng là một nước có vũ lực, tiên tiến và rất hiện đại ngay cả trong lãnh vực thể dục thể thao. Tuy nhiên, có một chi tiết rất nhỏ cũng đủ chứng minh rằng các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp luôn luôn không thể nào hoàn toàn hoàn hảo được khi họ còn tiếp tục cưỡng đoạt tiếng nói trung thực của nhân dân Trung Quốc: đó là một lá cờ Trung Cộng đã bị lộn ngược trên tay của một em bé Trung Quốc đang giơ cao vẩy gọi tất cả thế giới hãy nhìn cho rõ một lá cờ Trung Cộng đã bị lộn ngược.


Điều này có một ý nghĩa rõ ràng là Nhân Dân Trung Quốc bao gồm mọi chủng tộc không cho phép các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp tiếp tục lợi dụng tiếm danh nhân dân Trung Quốc để lừa gạt người dân trong nước cũng như người dân của các nước trên thế giới.


Các vấn đề của người chủng tộc Hồi và quyền tự do tín ngưỡng Hồi Giáo ở Tân Cương. Các vấn đề của các nhà sư Tây Tạng cùng với người dân Tây Tạng đang thực sự lâm cảnh diệt chủng toàn diện ở Tây Tạng. Các vấn đề của người chủng tộc Mông Cổ ở lãnh thổ Nội Mông dưới sự cai trị hà khắc của Trung Cộng, họ vẫn luôn luôn mong muốn được thống nhất với quốc gia độc lập Mông Cổ, còn gọi là lãnh thổ Ngoại Mông của họ; toàn thể Nhân Dân Mông Cổ luôn luôn nhớ rằng chính Liên Sô và Trung Cộng đã chia cắt tổ quốc của họ và gây ra thảm cảnh chia lìa cho tới ngày nay. Và đặc biệt là các vấn đề của người chủng tộc Hán đang thực hành Pháp Luân Công hoặc thực hành đạo Tin Lành hay Công Giáo đang bị trấn áp tàn bạo ở trong nước Trung Quốc.


Như vậy, cái hình ảnh 56 nam nữ thiếu niên nhi đồng với trang phục của người thiểu số đủ màu sắc rực rỡ thuộc 56 chủng tộc gồm có người Hồi, Tây Tạng và Mông Cổ vân vân, họ hân hoan diễn hành chào mừng quan khách trong buổi lễ khai mạc thế vận hội để mô tả tình trạng sinh sống hài hoà của xã hội Trung Quốc, là hoàn toàn nguỵ tạo tuyên truyền gian xảo.


Từ năm 1990 sử gia Jonathan Spence đã có một nhận định sâu sắc như sau, "Nếu Trung Quốc có mục đích phát triển trở thành một quốc gia hiện đại . . . . . . Người dân Trung Quốc phải có được những người đại diện chân chính cho họ trong các quyết định chính trị. . . . . . Sẽ không có một Trung Quốc thực sự hiện đại cho tới khi nào người dân Trung Quốc được trả lại tiếng nói của họ".


Thế Vận Hội Bắc Kinh đã bế mạc, nhưng lại chính là lúc bắt đầu cuộc đấu tranh gay gắt nhất giữa các tập đoàn cầm quyền đảng Trung Cộng ở các cấp và toàn thể nhân dân Trung Quốc gồm đủ mọi chủng tộc đang đòi lại quyền làm người của họ./.


Thuỷ-Triều
25/08/2008

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

TRUNG CỘNG CHẾ NHẠO TINH THẦN THẾ VẬN HỘI


TRUNG CỘNG CHẾ NHẠO TINH THẦN THẾ VẬN HỘI
RED CHINA MOCKS THE SPIRIT OF THE OLYMPICS
Thuỷ-Triều

Thứ Sáu ngày 8 tháng 8 năm 2008 vào lúc 8 giờ 8 phút 8 giây buổi tối tại thành phố Bắc Kinh đã bắt đầu diễn ra buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè 2008. Phải kể lại chính xác ngày giờ như vậy là vì tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã quyết liệt muốn cho Thế Vận Hội Trung Cộng sẽ không giống một thế vận hội nào khác trong lịch sử thế vận hội và họ đã còn tin chắc rằng một loạt số chỉ ngày tháng năm giờ phút giây 888888 ngẫu nhiên trên đời có một không hai này sẽ mang lại cho họ rất nhiều lợi lộc.

Quả thật buổi lễ khai mạc đã tốn hết hàng chục triệu mỹ kim của nhân dân Trung Quốc. Trong lịch sử thế vận hội chưa từng có một buổi lễ khai mạc nào quá tốn kém và qui mô vĩ đại như vậy. Buổi lễ khai mạc đã diễn ra ở bên trong Vận Động Trường Thế Vận Hội Bắc Kinh được xây cất lên theo hình dáng như một tổ chim rộng lớn lộ thiên với 91 ngàn chỗ ngồi xoay vòng quanh khán đài, và ở giữa là một sân vận động rất rộng cũng có thể dùng như một sân khấu ngoài trời với khung cảnh đại vĩ tuyến. Các hàng ghế ngồi đã đầy khán giả, nhưng lại có hơn một phần ba là nhân viên mật vụ và an ninh để bảo vệ các yếu nhân ngoại quốc và của đảng Trung Cộng ngồi xen vào trong số khán giả này.

Bằng phương pháp thiết kế phối hợp hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, và âm thanh qua các phương tiện kỷ thuật chính xác cao cấp của kỷ nghệ điện ảnh hiện đại đã biến buổi tối của buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh thành những màn trình diễn văn nghệ xiếc-ca-vũ-nhạc miêu tả sơ lược lịch sử văn hoá Trung Quốc trên một sân khấu đại vĩ tuyến với sự tham gia diễn xuất thuần thục gọn gàng của 15 ngàn nam nữ diễn viên Trung Quốc. Sự trình diễn thuần thục của hàng ngàn nam nữ diễn viên dưới sự điều khiển giàn dựng khung cảnh của Zhang Yimou, một đạo diễn nổi tiếng thế giới của nền điện ảnh hiện đại Trung Quốc, cộng thêm 30 ngàn chiếc pháo bông nhiều cỡ, nhiều kiểu, nhiều màu sắc được bắn liên tục lên bầu trời đêm đã quá đầy đủ để gây những ngạc nhiên, thích thú, đầy ấn tượng mạnh mẽ cho người xem một khung cảnh buổi tối của buổi lễ khai mạc thế vận hội quá rực rỡ hoành tráng và quá tốn kém.

Bắt đầu cùng với tiếng trống của 2008 tay trống và tiếng hát chậm rền vang lời chào mừng “Friends have come from afar, how happy we are - Bạn bè đã đến từ những nơi xa xôi, chúng tôi vui mừng quá đỗi.” Tuy nhiên, thật là mỉa mai cho lời chào mừng đó được trích dẫn lại đây là của Khổng Phu Tử, chỉ cốt để khoe khoang cái bề dầy của nền văn minh Trung Hoa nếu so sánh với những cái bề mỏng của lịch sử của một số quốc gia đang có mặt trong buổi lễ khai mạc, khi trong số những bạn bè này không có mặt của ông Joey Cheek và cô Kendra Zanotto, hai cựu lực sĩ thế vận hội người Mỹ đến từ nước Mỹ.

Ông Joey Cheek, là một cựu lực sĩ người Mỹ trượt băng nhanh đã chiếm huy chương vàng Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2006. Ông ta đã bị giới cầm quyền Trung Cộng thu hồi cái chiếu khán nhập cảnh một cách rất bất ngờ chỉ trong thời gian ngắn hơn 24 tiếng đồng hồ trước lịch trình đi máy bay của ông ta rời nước Mỹ đến Trung Quốc. Ông Joey Cheek cho biết là ông ta đã có một chiếu khán nhập cảnh vào ngày 1 tháng 7 năm 2008, nhưng ông ta không nghĩ rằng cái chiếu khán nhập cảnh đã cấp kia lại bị thu hồi chỉ vài giờ trước khi ông ta lên máy bay. Và Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Washington DC cũng đã từ chối giải thích lý do tại sao.

Thật ra, cựu lực sĩ Joey Cheek không những chỉ là người đồng sáng lập ra Team Darfur, một tổ chức thiện nguyện hợp tác của các cựu lực sĩ và 72 lực sĩ thế vận hội hiện tại, mà ông ta còn tặng tất cả số tiền thưởng bốn chục ngàn mỹ kim (US $40,000) trong năm 2006 do Uỷ Ban Thế Vận Hội Hoa Kỳ tặng riêng cho ông vì đã chiếm huy chương vàng, cho Tổ Chức Từ Thiện-Right To Play, một tổ chức quốc tế nhằm đem lại sức khỏe và hy vọng cho những trẻ em kém may mắn ở các nước đang phát triển. Các lực sĩ ở tổ chức Team Darfur cũng đã bắt đầu vận động sự giúp đỡ tài chánh từ những người bạn lực sĩ khác, kể cả Uỷ Ban Thế Vận Hội Hoa Kỳ, những tư nhân và các công ty thương nghiệp hảo tâm trong nước Mỹ và trên thế giới.

Tổ chức Team Darfur đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy lưu ý tới việc Trung Cộng có dính líu vào việc gây ra sự khủng hoảng chết người quá nhiều ở tỉnh Darfur. Kể từ năm 2003 cho tới hôm nay có hơn 200 ngàn người dân Darfur đã bị giết chết và 2.5 triệu người bị mất nhà cửa, họ hiện nay phải sống trong các trại tị nạn. Tổ chức Team Darfur đã chỉ trích các chính sách mậu dịch của Trung Cộng ở nước Sudan vì Trung Cộng đã tiếp tay với giới cầm quyền độc ác độc tài Sudan vi phạm trầm trọng các quyền con người căn bản của thường dân ở tỉnh Darfur.

Ông Joey Cheek cho biết là ông ta quá ngạc nhiên khi nhận thấy giới cầm quyền Trung Cộng đã không biết tôn trọng Tinh Thần Thế Vận Hội và giữ lời cam kết của chính họ khi được trao quyền đăng cai thế vận hội.

Ông ta nói thêm “Việc thu hồi cái chiếu khán nhập cảnh của tôi là một phần của những nổ lực có hệ thống của chính phủ Trung Quốc nhằm để ép buộc và đe doạ các lực sĩ, những người đang thẳng thắn nói lên lời bênh vực cho tất cả người dân vô tội ở Darfur. Mục đích chính của tổ chức Team Darfur là vận động một cuộc Đình Chiến Olympic cho Darfur - Olympic Truce for Darfur, và kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy có một sự quan tâm đặc biệt tới tình trạng khủng hoảng chết người ở Darfur và hãy đem lại một cuộc sống bình yên lâu dài cho tất cả trẻ em Darfur.

Cuộc Đình Chiến Olympic - Olympic Truce thể hiện Tinh Thần Thế Vận Hội - the Spirit of the Olympics nghĩa là song song với các cuộc tranh tài giương cao tinh thần thể thao, các lực sĩ trên thế giới tụ họp lại với nhau để hợp tác vì hoà bình thế giới và phản đối các cuộc xung đột nếu có xảy ra. Những nổ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm để chèn ép cấm cản các lực sĩ, những người đã nói lên những vấn đề nhân quyền căn bản, là một sự vi phạm Tinh Thần Thế Vận Hội. Tôi vẫn luôn tin tưởng rằng vai trò to lớn của Thế Vận Hội là một nguồn lực cổ vũ mạnh mẽ cho hoà bình thế giới, bao gồm cả tỉnh Darfur đang phải chịu đựng thảm hoạ diệt chủng.”

Trong số những người, mà đúng ý nghĩa nhất là những người bạn lực sĩ thế vận hội, lại bị ngăn cản không cho tới tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh còn có cô ký giả thể thao người Mỹ tên Kendra Zanotto.

Cô Kendra Zanotto là một cựu nữ lực sĩ huy chương đồng thế vận hội năm 2004, cô đã tốt nghiệp tại trường đại học Columbia-Hoa Kỳ và được nhận vào làm ký giả thể thao cho Hãng Tin Thế Vận Hội-Olympic News Service ở Mỹ. Cô dự định có mặt tại Thế Vận Hội Bắc Kinh để làm nhiệm vụ ký giả thể thao của cô, nhưng giới cầm quyền Trung Cộng đã từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho cô. Toà Lãnh Sự Trung Cộng tại San Francisco đã không nói rõ lý do tại sao từ chối. Riêng cô Kendra Zanotto nghĩ rằng cô không được cấp chiếu khán nhập cảnh bởi vì năm ngoái cô đã gia nhập Team Darfur, một tổ chức gồm có các cựu lực sĩ và 72 lực sĩ thế vận hội hiện tại. Cô và các bạn lực sĩ khác trong tổ chức Team Darfur đã có những nổ lực giúp đỡ nạn dân và nhất là trẻ em ở tỉnh Darfur thuộc nước Sudan.

Cái sự cố từ chối và thu hồi chiếu khán nhập cảnh cho cô Kendra Zanotto và của ông Joey Cheek quả là một sự xấu hổ mà giới lãnh đạo Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế phải chịu đựng trong khi Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh và tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã rõ ràng tỏ vẻ chế nhạo Tinh Thần Thế Vận Hội.

Còn hơn thế nữa, Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh và tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng cũng đã chế nhạo Tinh Thần Thế Vận Hội một cách lộ liễu nhiều hơn khi chiếc máy bay chở cả Phái Đoàn Báo Chí Toà Bạch Ốc - White House Press bị chặn lại ngay sau khi đã đáp xuống tại phi trường Bắc Kinh hơn ba tiếng đồng hồ. Bốn mươi ký giả thuộc Phái Đoàn Báo Chí Toà Bạch Ốc tháp tùng với TT Bush trong chuyến công du Á Châu và đồng thời tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh đã nhận được sự tiếp đón quá đỗi lạnh nhạt, mất lịch sự, và không một chút thân thiện của giới cầm quyền Trung Cộng tại thành phố Bắc Kinh.

Chiếc máy bay chở phái đoàn báo chí đã đến Bắc Kinh sau chiếc máy bay chở riêng TT Bush hơn năm tiếng đồng hồ. Trong lúc các phi công cho chiếc máy bay chạy chậm vào cổng lên xuống máy bay là các ký giả đang vội vàng cầm lấy những hành lý xách tay để sẳn sàng đi ra cổng, bởi vì lúc đó chỉ còn vài giờ nữa là tới lúc khai mạc thế vận hội. Nhưng đúng vào lúc đó các viên chức Quản Lý của Toà Bạch Ốc, cũng có mặt trên chiếc máy bay này, đã lên tiếng thông báo cho các ký giả biết là việc sắp sửa rời khỏi chiếc máy bay của họ đã bị chặn lại và trì hoãn vì một lý do nào đó không được giải thích rõ.

Một cách không đáng chú ý là từ trước tới giờ sự trì hoãn đã thường có xảy ra ở các phi trường ngoại quốc trong các chuyến bay đi hải ngoại của phái đoàn báo chí tháp tùng tổng thống Mỹ, và sự trì hoãn đã nhanh chóng được giải quyết. Nhưng sự trì hoãn tại phi trường Bắc Kinh lần này quả thật là một điều quá bất thường: bốn mươi ký giả của phái đoàn báo chí và các viên chức khác của Toà Bạch Ốc và tất cả nhân viên phi hành đoàn đều phải ngồi chờ trong thân máy bay ở ngay tại cổng lên xuống máy bay hơn ba tiếng đồng hồ, để rồi cuối cùng họ được điền vào những tờ tự khai hành lý theo thủ tục hải quan.

Chắc chắn là tâm trạng của mọi người trên chiếc máy bay này đều không được vui. Có người đã suy đoán rằng tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã trả thù TT Bush bằng cách làm khó dễ hành hạ cả phái đoàn báo chí của TT Bush trong hơn ba tiếng đồng hồ chờ đợi, bởi vì những lời cứng rắn chỉ trích tình trạng nhân quyền Trung Quốc mà TT Bush đã nói ở Bangkok-Thailand trước khi đi qua Bắc Kinh.

Tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã cam kết là để cho các ký giả ngoại quốc được tự do hoàn toàn trong thời gian trước và trong khi thế vận hội diễn ra tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, giờ đây các nhân viên an ninh của Trung Cộng đang nhất định phải lục lạo xem xét hết những hành lý, các dụng cụ và máy thu hình của các ký giả. Và đây là lần đầu tiên Phái Đoàn Báo Chí Toà Bạch Ốc đã bị chặn lại tại phi trường Bắc Kinh hơn ba tiếng đồng hồ phải ngồi ở trong thân máy bay để chờ đi ra khỏi cổng.

Như vậy, họ đã để mặc kệ cho TT Bush muốn nói cái gì thì cứ nói cho đã cái miệng, vì quá rõ ràng là Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh và tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã không còn nể nang gì ai, và họ đã trâng tráo chế nhạo Tinh Thần Thế Vận Hội một cách thật lộ liễu, phải không?

Thuỷ-Triều
10/08/2008

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2008

HẬU QUẢ XẤU CỦA THẾ VẬN HỘI TRUNG CỘNG


HẬU QUẢ XẤU CỦA THẾ VẬN HỘI TRUNG CỘNG
RED CHINA’S OLYMPICS DISASTER
Thuỷ-Triều

Còn đúng hai tuần lễ nữa là ngày lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008. Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã đang hết sức gấp rút thực hiện mọi nổ lực để bảo đảm cho buổi lễ khai mạc và tiếp theo đó là các cuộc tranh tài của các lực sĩ thế vận sẽ được diễn ra tốt đẹp. Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp hiện nay rất lo sợ là họ sẽ bị mất thể diện với cộng đồng quốc tế và làm mất nhiều hơn lòng tin của người dân Trung Quốc đối với họ, nếu có một sự cố gì không tốt dù lớn hay nhỏ xảy ra trong thời gian có thế vận hội ở Bắc Kinh.

Cái tâm lý lo sợ bị mất thể diện đó của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng đã được nhân lên gấp đôi và cộng thêm cái mặc cảm cố hữu “Đông Á Bệnh Phu” của người Trung Quốc khi nghe lực sĩ huy chương vàng chạy việt dã tên Haile Gebrselassie người Ethiopian tuyên bố trong ngày 10 tháng 3 năm 2008 là ông ta sẽ không tham dự tranh tài thế vận hội vào tháng 8 này chỉ bởi vì sự ô nhiễm không khí trầm trọng tại Bắc Kinh chắc chắn không tốt cho sức khoẻ của ông ta, khi ông ta phải chạy ở ngoài trời một quảng đường dài khoảng 40 cây số trên trường đua.

Quả thật trong quá khứ tình trạng ô nhiễm không khí quá trầm trọng cũng đã một lần cản trở Trung Cộng vào năm 1993 không được Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế trao quyền đăng cai thế vận hội mùa hè năm 2000. Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2000 hay còn được gọi là Thế Vận Hội Tân Thiên Niên Kỷ 2000 đã được tổ chức tại thành phố Sydney thuộc tiểu bang New South Wales của nước Úc, bởi vì vào thời gian đó nước Trung Quốc đã không thể nào đạt tới các tiêu chuẩn quốc tế để được trao quyền đăng cai thế vận hội. Chính vì sự thua kém này mà Uỷ Ban Thế Vận Hội Trung Quốc của tập đoàn cầm quyền trung ương đảng Trung Cộng đã có cam kết với Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế là bầu không khí của thành phố Bắc Kinh sẽ phải được sạch sẻ trước ngày lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008 cho tới khi kết thúc.

Những người quan sát và phân tích tình hình của nước Trung Quốc đã nhận thấy các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp tại thành phố Bắc Kinh đã có quyết tâm và rất khẩn trương trong việc làm giảm bớt sự ô nhiễm không khí, nhất là ngay sau khi nghe được lời tuyên bố không tham dự tranh tài của lực sĩ huy chương vàng Haile Gebrselassie vì ông ta sợ phải hít thở cái không khí dơ bẩn ở Bắc Kinh. Giới cầm quyền thành phố Bắc Kinh đã ra lệnh tất cả bếp lò của người dân từ trước tới nay thường đốt than củi bây giờ dứt khoát phải thay đổi bếp lò dùng điện hoặc dùng hơi đốt. Có hàng mấy triệu cây xanh đã được trồng lên ở khắp thành phố Bắc Kinh để chặn bớt bụi bặm bị gió thổi từ các bình nguyên phía bắc và phía tây thổi tới. Tất cả các xí nghiệp gia công chế biến ở trong thành phố đều phải di chuyển ra những vùng ngoại ô xa. Tất cả những chiếc xe tắc xi chạy trong thành phố thuộc đời cũ đã phun ra nhiều khói xăng thì phải được thay thế bằng những chiếc xe đời mới. Những chiếc xe vận tải hạng nặng chở hàng hoá chỉ được phép vào thành phố Bắc Kinh vào ban đêm. Và còn một nổ lực làm sạch không khí mà giới cầm quyền thành phố Bắc Kinh đã thực hiện là một hệ thống đường rầy và xe điện ngầm nối liền phi trường quốc tế vào nội ô thành phố. Họ còn cho biết là nếu cần thì họ cũng sẽ đóng cửa các nhà máy xí nghiệp ở xung quanh thành phố Bắc Kinh trong suốt thời gian có thế vận hội đang diễn ra.

Mọi người đều nhận thấy rằng các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã có chung một quyết tâm là họ lợi dụng Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008 như một cơ hội rất tốt để phô trương sự phát triển thần tốc thần kỳ của một nước Trung Quốc cải tiến vững chắc để chiếm địa vị một cường quốc thế giới và quan trọng nhất là củng cố niềm tin của người dân Trung Quốc vào sự lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, sự thật lại trớ trêu không giống như họ mong muốn, vì họ đã tận hết sức của họ rồi đó mà họ vẫn còn chưa hoàn toàn thoả mãn được yêu cầu của một bầu không khí trong lành ở thành phố Bắc Kinh. Hơn nữa, trong thời gian vừa qua để chuẩn bị thế vận hội họ đã tạo ra những hậu quả xấu trực tiếp gây thiệt hại cho người dân Trung Quốc cũng như có thể làm tắt-nghẽn nhiều bộ phận đang hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc.

Kết quả xét nghiệm phẩm chất không khí của thành phố Bắc Kinh cho thấy hàng ngày mật độ các vi thể trong không khí còn rất cao, so sánh bằng cả năm thành phố Washington DC, New York, Chicago, Atlanta, và Los Angeles của nước Mỹ cộng lại. Nguyên nhân trực tiếp làm cho phẩm chất không khí của thành phố Bắc Kinh càng ngày càng xấu là nhờ vào sức phát triển kinh tế thị trường quá nhanh nên vào năm 2000 thành phố Bắc Kinh đã có 3.000.000 chiếc xe hơi đủ loại, rồi tiếp theo đó mỗi năm thành phố này lại có thêm 400.000 chiếc xe con và xe tải. Năm 2008 bây giờ thành phố Bắc Kinh đang có khoảng 6.200.000 chiếc xe hơi cũ mới đủ loại di chuyển mỗi ngày tới lui trong thành phố.

Cũng kể từ năm 2000 cho tới hôm nay thành phố Bắc Kinh bộc phát công việc xây cất nhà cửa và cao ốc trên tổng số diện tích 1.7 tỉ bộ vuông, nó đã đang góp phần làm cho thành phố mịt mù bụi bặm. Và nói riêng về một số nhiều nhà máy phát điện, nhà máy xi măng, nhà máy luyện thép, nhà máy sản xuất hoá chất hiện còn dùng than đốt ở tại thành phố Bắc Kinh và năm tỉnh ở xung quanh Bắc Kinh; mặc dù họ đã đang dùng loại than sạch hơn và ít khói hơn trước nhưng họ đã tiêu thụ một số lượng khổng lồ chỉ trong một năm. Theo số liệu thống kê thì năm 2007 các nhà máy này đã đốt cháy 30.000.000 tấn than. Riêng năm 2008 hiện nay chưa rõ số lượng bao nhiêu.

Sở dĩ phải nói dài dòng ở trên như thế là vì muốn làm nổi bật ra đây những biện pháp gay gắt mà chúng có hậu quả xấu trực tiếp gây thiệt hại cho người dân Trung Quốc và có thể làm tắt-nghẽn nhiều bộ phận đang hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc. Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp phải giữ lời cam kết làm sạch bầu không khí của thành phố Bắc Kinh trước và trong thời gian có thế vận hội diễn ra, thì họ chỉ còn một cách duy nhất là phải đóng cửa các nhà máy và ra lệnh hạn chế dùng xe hơi riêng để đi lại trong thành phố Bắc Kinh. Căn cứ theo một thông cáo của cơ quan Nhà Nước Quản Trị và Bảo Vệ Môi Sinh thì hiện nay có mười nhà máy gây ô nhiễm không khí nặng nhất đã hoàn toàn đóng cửa rồi, và một số nhà máy còn lại sẽ ngưng hoạt động trong vòng 30 ngày và phải trước ngày 8 tháng 8 bắt đầu lễ khai mạc thế vận hội. Nếu có nhà máy nào còn tiếp tục hoạt động thì cũng phải giảm mức sản xuất; thí dụ nhà máy Shougang chế tạo thép xây dựng lớn hàng thứ nhì ở Trung Quốc sẽ giảm 50% mức sản xuất.

Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008 được nhiều người Trung Quốc xem như là một thành tựu cao điểm của sự phát triển kinh tế thần tốc thần kỳ của một nước Trung Quốc lạc hậu dưới sự lãnh đạo của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp mà họ đã rất phấn khởi nôn nóng muốn sớm được phô trương khoe khoang với cộng đồng quốc tế. Nhưng sau 30 ngày các nhà máy đủ loại bị bắt buộc phải ngừng hoạt động hoặc giảm bớt mức sản xuất để tránh việc tiếp tục gây ô nhiễm không khí cho thế vận hội lại là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy nền kinh tế thị trường đi lên quá nhanh của nước Trung Quốc đã chạm mức bắt đầu tuột xuống theo chu kỳ khủng hoảng năng lượng trong nước cũng đồng thời là một cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới.

Hậu quả xấu của Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008 là bất ngờ chính nó trực tiếp gây ra những xáo trộn xã hội, chính trị, và kinh tế của nước Trung Quốc. Những xáo trộn mà các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã không lường trước được hay đã biết rõ nhưng cố ý làm ngơ chỉ để thu nhập những món lợi tức khổng lồ cho cá nhân đảng viên và củng cố tổ chức đảng Trung Cộng. Những người quan sát và phân tích tình hình của nước Trung Quốc đều có chung một kết luận là “nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Quốc” thực ra chỉ là một nền kinh tế hoạch định đã biến chất còn duy trì độc đảng toàn trị và được tăng cường yếu tố gia đình trị để làm giàu nhanh.

Nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN mang bản chất Trung Quốc kia đã đang tạo ra một cái hố sâu ngăn cách xã hội giàu-nghèo, nông thôn và thành thị, càng ngày càng rộng lớn hơn ở trong nước Trung Quốc. Cái bản chất Trung Quốc là duy trì độc đảng toàn trị và tăng cường yếu tố gia đình trị để tạo ra hai tầng lớp đại tư sản và tiểu tư sản xuất thân là đảng viên Trung Cộng đã lột xác để hội nhập vào nền kinh tế thị trường và để tiếp tục khống chế xã hội Trung Quốc. Một thí dụ cụ thể là để xây cất lên một Làng Thế Vận Hội-Olympic Village các tập đoàn cầm quyền ở thành phố Bắc Kinh đã giải toả nhiều khu vực dân cư đông dân nghèo đã sống qua nhiều đời tại thành phố. Số người dân bị giải toả mất nơi ăn chốn ở này là 1.5 triệu người đã bị di cư ở đâu? Đa số họ đã không nhận được số tiền bồi thường cho dù quá ít, trong khi đó một số người có quyền thế lại trở thành những sở hữu chủ đầu tư địa ốc trong khu vực Làng Thế Vận Hội để đẩy giá cả nhà đất lên tận chín tầng mây ở Bắc Kinh. Đây rõ ràng là một hậu quả xấu của Thế Vận Hội Trung Cộng.

Một hậu quả xấu khác của Thế Vận Hội Trung Cộng là việc cung cấp thức ăn sạch sẻ an toàn cho Làng Thế Vận Hội Bắc Kinh. Trong thời gian qua Trung Cộng đã nổi tiếng khắp thế giới về phẩm chất xấu của hàng hoá và thực phẩm độc hại do Trung Cộng sản xuất. Người tiêu thụ ở các nước trên thế giới đã sợ hàng hoá và thực phẩm của Trung Cộng cho dù chúng được bán ra với giá rẻ. Có một vài phái đoàn lực sĩ thế vận hội đã cho biết ý định của họ là họ sẽ tự mang theo thức ăn nước uống sản xuất từ quốc gia của họ trong những ngày họ lưu lại Bắc Kinh. Như thế thì mất thể diện quá rồi! Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp phải lập tức có biện pháp giải quyết và họ đã phải điều động một hệ thống cung cấp thực phẩm bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn cho cả Làng Thế Vận Hội để phục vụ cho một số lượng ước định là 500.000 người ngoại quốc sẽ tới thành phố Bắc Kinh. Điều này còn có nghĩa là người dân Trung Quốc bản xứ sẽ phải chịu nhiều thiếu hụt thực phẩm hợp vệ sinh, phẩm chất tốt và an toàn hơn trước đây nữa. Thí dụ cụ thể là thịt heo ở Trung Quốc do công ty Qianxihe Food Group cung cấp được lựa chọn từ 10 trại nuôi heo phải đúng tiêu chuẩn nuôi heo bằng thức ăn gia súc tinh khiết không có trộn thêm kích thích tố hoặc độc tố, nước sạch, và không khí sạch ở trại nuôi heo. Nhưng giá thịt heo đã tăng gấp đôi và đa số người dân Trung Quốc trong nước không có đủ tiền để mua thịt heo.

Chẳng những Thế Vận Hội Trung Cộng đã gây những hậu quả xấu trực tiếp làm thiệt hại tới nơi ăn chốn ở của một số rất đông người dân Bắc Kinh và làm thiếu hụt thực phẩm an toàn cho một số rất đông người dân Trung Quốc trong nước, Thế Vận Hội Trung Cộng cũng đã gây nhiều phiền toái cho rất nhiều người nông dân Trung Quốc. Một số lượng dự trù là 320 tỉ lít nước ngọt đã lọc sạch tiêu dùng được trong sinh hoạt hàng ngày sẽ chuyển lưu theo hệ thống cung cấp nước dẫn tới Làng Thế Vận Hội Bắc Kinh, nó tương đương với một số lượng nước tiêu dùng của 535.000 người dân cư ngụ tại thành phố Tucson thuộc tiểu bang Arizona của nước Mỹ đã xài trong một năm. Để có đủ nước sạch cung cấp cho Làng Thế Vận Hội Bắc Kinh như vừa nói trên các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp của tỉnh Shaanxi và các tỉnh lân cận ở vùng tây bắc Trung Quốc đã phải ngừng hoạt động các nhà máy nông nghiệp và hệ thống kênh tưới tiêu dẩn thuỷ nhập điền của họ; như vậy nông dân Trung Quốc ở trong các tỉnh nêu trên đang không có nước để dùng cho sự trồng trọt của họ.

Ở Trung Quốc tình trạng nước bị ô nhiễm trầm trọng đến nỗi nhiều loại cá ở ao hồ sông rạch đã chết hàng loạt. Nhưng thành phố Bắc Kinh lại toạ lạc trên một vùng bình nguyên rất khan hiếm nước khi nó ở cách xa các con sông chính và bờ biển hàng trăm dặm. Người dân Bắc Kinh thiếu hụt nước ngọt trên mặt đất ở ao hồ sông rạch, nên họ phải dùng những mạch nước ngầm dưới đất được bơm lên từ những giếng nước. Trong vòng 30 năm nay khi thành phố Bắc Kinh bắt đầu phát triển cũng đồng thời người dân Bắc Kinh tiêu dùng nước bơm lên từ các giếng quá nhanh và quá nhiều trong lúc lượng nước mưa thiên nhiên cũng không bù đắp lại kịp, nên mực nước ngầm ở các giếng đã tụt sâu xuống gần 2 mét. Thành phố Bắc Kinh đã từng yêu cầu các tỉnh lân cận phải tiếp tế nước sạch tiêu dùng được cho thành phố, nay lại có thêm nhu cầu của Làng Thế Vận Hội thì người nông dân ở các tỉnh lân cận đó sẽ không còn nước sạch ở trong các hồ chứa nước hoặc ở các giếng nước của họ nữa. Ở Trung Quốc đã thường xuyên có xẩy ra những cuộc biểu tình phản đối các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng và đòi hỏi quyền lợi của người nông dân Trung Quốc, nhưng các tin tức và hình ảnh đều đã bị tịch thu và ngăn cấm phổ biến.

Hơn nữa, hiện nay vì tình hình an ninh trật tự của Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008, các biện pháp gay gắt của công an cảnh sát tại thành phố Bắc Kinh cũng đã gây hậu quả xấu cho ngành du lịch và khách sạn của Trung Quốc. Các chuyên viên ngành du lịch và khách sạn của Trung Quốc đã có một nhận định rằng các biện pháp bảo vệ cho Thế Vận Hội Bắc Kinh đã gây ra những tổn thất cho ngành du lịch và khách sạn. Nhật báo South China Morning Post cho biết trong tháng 6 năm nay, số lượng du khách ngoại quốc tới thành phố Bắc Kinh đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay có rất nhiều khách sạn đang vắng khách mướn phòng hoặc đặt phòng trước. Một nhân viên phụ trách của một công ty du lịch tại thành phố Bắc Kinh cho biết là cái hy vọng làm ăn phát tài nhân dịp Thế Vận Hội Mùa Hè này của các công ty du lịch Trung Quốc đã tắt dần và họ đang mang tâm trạng lo lắng hoang mang vì họ đã kỳ vọng cao hơn thực tế quá nhiều. Một thí dụ điển hình cho sự kỳ vọng quá cao đó là thành phố Bắc Kinh đã khánh thành thêm 20 khách sạn mới hạng sang. Theo tin tức của Sở Du Lịch Bắc Kinh thì hiện nay có hơn một nửa số phòng khách sạn tại thành phố vẫn chưa có ai đặt phòng trước trong khi giá tiền thuê phòng đã giảm gần 50% ở các khách sạn hạng sang 4 sao hay 5 sao. Có lẽ những cảnh báo và những biện pháp an ninh gay gắt của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng để ngăn ngừa khủng bố cũng đã làm cho du khách ngoại quốc lo sợ và chán nản nên không còn ham thích tới xem Thế Vận Hội Bắc Kinh.

Tóm lại, Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008 chẳng những đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho người dân Trung Quốc trong nước, nó cũng còn ảnh hưởng rất mạnh tới những người ngoại quốc đầu tư chứng khoán của Trung Quốc. Cũng như người dân Trung Quốc trong nước, họ mất lòng tin vào các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng. Vì trong thực tế chính giới cầm quyền Trung Cộng mới nắm giữ một số lớn cổ phần chứng khoán. Thí dụ như ở công ty PetroChina thì giới cầm quyền Trung Cộng đã có hơn 88% cổ phần dưới danh nghĩa tư nhân. Và khi các người ngoại quốc đầu tư chứng khoán Trung Quốc không còn tin tưởng vào giới cầm quyền Trung Cộng là đến lúc họ bán bỏ cổ phần của họ để rút lui trong một bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái. Họ cũng đã rất chú ý đề phòng một cái tuột dốc của chứng khoán Trung Quốc do tình trạng các nhà máy ngưng nghỉ hoặc giảm bớt sản xuất trong thời gian có thế vận hội, rồi tiếp theo đó là cơn khủng hoảng năng lượng trong nước Trung Quốc khiến cho các nhà máy lại tiếp tục đóng cửa.

Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008 được nhiều người Trung Quốc xem như là một đỉnh điểm của sự phát triển thần tốc thần kỳ của nước Trung Quốc mà các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp mong muốn, nhưng khi nó kết thúc nó cũng làm tròn một chu kỳ phát triển của một nền kinh tế quá nóng mà giờ đây nó đang bắt đầu tan chảy./.

Thuỷ-Triều
26/07/2008

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

CUỒNG PHONG NARGIS GIẾT MỘT, QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN GIẾT MƯỜI



CUỒNG PHONG NARGIS GIẾT MỘT, QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN GIẾT MƯỜI
CYCLONE NARGIS KILLED ONE, MYANMAR JUNTA WOULD KILL TEN

(Tấm hình của AP cho thấy rất đông nạn nhân thiên tai, người lớn đang đứng, trẻ em đang ngồi dưới trời mưa để chờ được lãnh thức ăn)
Thuỷ-Triều

Đáng lẽ chỉ một vài ngày sau cơn cuồng phong Nargis là mức độ cứu trợ có qui mô lớn của cộng đồng quốc tế dành cho nạn nhân thiên tai Miến Điện đã có thể ngang bằng sự cứu trợ nạn nhân của trận Sóng Thần ở Nam Dương năm 2004. Bởi vì tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện ngay từ đầu đã từ chối tiếp nhận vật phẩm cứu trợ và chuyên viên ngoại quốc phụ trách công tác cứu trợ trực tiếp, cho nên con số người chết càng lúc càng lên cao. Một con số ước lượng rất nhiều người còn sống sót sau cơn cuồng phong gồm có trẻ em, người già, và người bị thương đã không thể chịu đựng được lâu hơn sự đói khát, đau đớn vì vết thương, kiệt sức vì bệnh ỉa chảy kéo dài nên họ đã chết.

Cả hai Trung Tâm Khí Tượng của Liên Hiệp Quốc và Trung Tâm Cảnh Báo Giông Bão của Liên Quân Hoa Kỳ đã loan tin thông báo là trong vòng 24 tiếng đồng hồ sắp tới sẽ có một trận bão nhiệt đới mà nó rất có thể có khả năng trở thành một cơn cuồng phong thứ nhì thổi qua vùng đồng bằng Irrawaddy của Miến Điện thêm một lần nữa vào ngày Thứ Tư 14 tháng 5 năm 2008. Cho dù nó không phải là cơn cuồng phong thứ nhì, những trận gió mưa tầm tã kéo dài nhiều ngày cũng khiến cho tình cảnh nhà tan, cửa nát, đói khát, kiệt sức của nạn nhân càng thêm thê thảm và tình trạng cứu trợ nạn nhân càng thêm khó khăn.

Vùng đồng bằng Irrawaddy là một vựa lúa của nhân dân Miến Điện, trong ngày 3 tháng 5 vừa qua đã bị mưa bão và cơn cuồng phong Nargis tàn phá rất nặng nề. Tới hôm nay đã qua hơn hai tuần lễ, theo nguồn tin của giới cầm quyền quân phiệt Miến Điện thì có 78.500 người chết và 56.000 người mất tích, nhưng theo nguồn tin của Liên Hiệp Quốc thì có ít nhất 133.000 người chết và 220.000 người mất tích. Không ai có thể biết được con số nạn nhân chính xác bởi vì không ai được phép đi đến tận nơi để nhìn thấy tận mắt nhiều vùng dân cư bị cuồng phong tàn phá gần như hoàn toàn không còn lại gì. Tập đoàn cầm quyền quân phiệt đã nhanh chóng ra lệnh "Không Có Người Ngoại Quốc-No Foreigners" và "Không Có Máy Chụp Hình-No Cameras" được phép tiếp cận những vùng bị thiên tai. Trong khi Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đã ước lượng con số nạn nhân còn sống sót có chừng 2.5 triệu người, và họ có thể sẽ bị chết đói, chết khát, chết bệnh dịch tả, chết vì kiệt sức, nếu thức ăn, nước uống, quần áo, mùng mền, thuốc men cùng với bác sĩ và y tá không được đưa tới kịp thời cứu trợ cho họ; ngược lại, tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện ra tuyên bố là đã hoàn tất giai đoạn cứu trợ, và hiện nay là tới giai đoạn tái thiết.

Thật rõ ràng đây là một tuyên bố láo khoác, trơ trẽn, đáng kinh tởm của một bọn cầm quyền quân phiệt sát nhân. Có lẽ cơn cuồng phong Nargis đã sát hại một (một trăm ngàn người), nhưng bọn quân phiệt Miến Điện sẽ giết chết mười lần hơn (một triệu nạn nhân) vì đói khát, vì bị thương kiệt sức, và bệnh truyền nhiễm đều do bọn quân phiệt đã ra lệnh ngăn cấm những toán chuyên viên ngoại quốc cứu trợ trực tiếp nạn nhân. Vì vậy mới có một câu nói rằng "CUỒNG PHONG NARGIS GIẾT MỘT, QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN GIẾT MƯỜI".

Tại sao bọn quân phiệt lại chỉ muốn tiếp nhận vật phẩm cứu trợ nhưng không muốn để cho chuyên viên ngoại quốc cứu trợ trực tiếp phân phát tận tay nạn nhân? Chính vì cái cố tật tham lam tham nhũng của cả bọn quân phiệt ở các cấp. Vật phẩm cứu trợ có chất lượng cao đã bị hoán đổi bằng những món hàng hoá nội địa rẻ tiền để phân phát cho nạn nhân theo tính cách "có còn hơn không", và những vật phẩm cứu trợ có chất lượng cao kia đã được phân phát cho các gia đình quân nhân Miến Điện để mua chuộc sự trung thành với chế độ quân phiệt sát nhân. Tập đoàn cầm quyền quân phiệt đã biến toàn thể quân đội Miến Điện thành một bọn âm binh mất tình cảm dân tộc, vô tri, vô giác, và vô tâm trước thảm cảnh thiên tai của chính đồng bào của họ ở trong nước Miến Điện.

Toàn thể quân đội Miến Điện đã trở thành một bọn âm binh trung thành với bọn đồ tể diệt chủng được sai khiến để trấn áp tàn bạo người dân Miến Điện và các tăng ni Phật Giáo Miến Điện trong những cuộc biểu tình ôn hoà hồi tháng 9 năm 2007 ở khắp nước Miến Điện. Bọn âm binh này không được sử dụng để cứu giúp những nạn nhân thiên tai vừa qua. Những người quan sát tình hình của nước Miến Điện lại trông thấy chỉ có các nhà sư đã cùng với người dân còn sống sót tự dọn dẹp nhà cửa đổ nát và nhà chùa mở rộng cửa chùa để che chở nạn nhân tạm trú và nhà sư đứng phân phát một ít cơm cháo cho nạn nhân đỡ đói.

Còn một số các trại ti nạn của bọn quân phiệt dựng lên có hai mục đích, một là để dàn cảnh tuyên truyền cho bộ mặt giả nhân giả nghĩa chế độ sát nhân, hai là có cái cớ rất thuận lợi để tập trung một số lớn cư dân của vùng đồng bằng Irrawaddy rồi sau đó di cư họ tới những vùng đất mới trong khi đó bọn cầm quyền quân phiệt ở địa phương trưng dụng ruộng đất của nạn nhân. Đã có một số rất đông nạn nhân hiện ở trong các trại tị nạn cho biết họ bị cấm không được phép rời khỏi trại hoặc tiếp xúc với người ở bên ngoài trại. Họ đang lo lắng là họ sẽ được trở về làng xóm cũ và còn giữ được ruộng đất của họ hay không. Các tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện ở các cấp đã từng có những thành tích tàn bạo chiếm đoạt ruộng đất canh tác và di cư nạn nhân bị cưỡng đoạt tài sản tới những vùng đất mới để khai hoang.

Vùng đồng bằng Irrawaddy rộng lớn và có nhiều sông rạch nhỏ chằng chịt nằm ven bờ biển thuộc Vùng Vịnh Bengal ở phía bắc của Biển Andaman. Vì có nhiều sông rạch nhỏ chằng chịt nên nó tạo nên hàng trăm cái cù lao nhỏ, và những cư dân của các cù lao nhỏ này phải dùng những chiếc xuồng nhỏ để di chuyển. Sau khi cơn cuồng phong Nargis thổi qua những cù lao nhỏ này và nước biển dâng lên làm ngập lụt rất nhiều nơi, không ai biết được số phận của những cư dân trong vùng này ai đã chết và ai còn sống ra sao. Bởi vì các phương tiện xuồng nhỏ của những vùng địa phương lân cận dùng để đi cứu trợ thì rất giới hạn hoặc không có trong khi chính người dân ở những nơi đó cũng đang là nạn nhân; còn các phương tiện hải quân tiểu đỉnh cao tốc của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, Anh và Pháp từ các chiến hạm Hải Quân Mỹ, Anh và Pháp đang bỏ neo đậu ở ngoài khơi hải phận quốc tế chờ đợi được lệnh là sẵn sàng chạy nhanh vào vùng đồng bằng Irrawaddy để tìm kiếm và cứu trợ nạn nhân, thì tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện lo sợ và nhất định không cho phép. Đã qua hơn hai tuần lễ có lẽ những cư dân ở trên các cù lao nhỏ trong vùng này không còn sống sót được bao nhiêu người. Những người đã sống qua cơn cuồng phong Nargis, nhưng lại phải chết vì sự nhẫn tâm lơ là bỏ mặc của bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện.

Trong lúc Thủ Tướng Thái Lan tới thành phố Ngưỡng Quang, thủ đô cũ của Miến Điện, để thúc đẩy tập đoàn cầm quyền quân phiệt tiếp nhận nhiều hơn vật phẩm cứu trợ và phải cho phép tất cả chuyên viên ngoại quốc cứu trợ gồm có bác sĩ, y tá cứu thương, chuyên viên cơ khí lắp đặt những máy bơm nước và máy tạo nước sạch uống được, vân vân...được trực tiếp đến những vùng bị tàn phá nặng nhất, thì tập đoàn cầm quyền quân phiệt trả lời rằng họ có thể quán xuyến tất cả công tác cứu trợ và họ thực sự không cần chuyên viên ngoại quốc, những người đã có khả năng chuyên môn điều động nhanh chóng và hữu hiệu công tác cứu trợ trong quá khứ.

Nỗi lo sợ người ngoại quốc, nhất là người da trắng, đã hằn sâu trong tâm trí của bọn quân phiệt Miến Điện. Thủ Tướng Thái Lan đã nổ lực thuyết phục bọn quân phiệt, nhưng chỉ có kết quả là 160 nhân viên cứu trợ người Thái Lan, Ấn Độ, Nam Dương, Lào, Trung Cộng được phép vào cứu giúp nạn nhân Miến Điện, nhưng họ bị giới hạn khu vực đi lại trong phạm vi thành phố Ngưỡng Quang và các vùng ngoại ô của nó. Thật là khốn nạn, bởi vì toàn bộ vùng nông thôn ven biển rộng lớn của đồng bằng Irrawaddy đều bị thiên tai chứ không phải chỉ có thành phố Ngưỡng Quang. Tuyệt đối không thấy một nhân viên cứu trợ người da trắng của các hội thiện nguyện tây phương nào được phép làm nghĩa vụ cao cả tại các vùng thiên tai ở Miến Điện.

Vì vậy, công tác cứu trợ do bọn quân phiệt giành phần chủ động đã diễn ra một cách rất chậm chạp, và nặng phần trình diễn được chụp hình đăng báo và lên truyền hình để tuyên truyền láo khoác cho một chế độ sát nhân. Không một người ngoài nào được biết rõ những vật phẩm cứu trợ từ nước ngoài gởi vào có tới tay những nạn nhân thiên tai hay không, bởi vì bọn cầm quyền quân phiệt đã ngăn cấm tất cả những nhân viên cứu trợ ngoại quốc nói chung không được đi kèm theo những kiện hàng cứu trợ để họ có thể trực tiếp điều động công việc phân phát.

Những người quan sát tình hình Miến Điện đã xác nhận là có những chứng cớ chỉ rõ bọn quân phiệt ở các cấp có tham lam tham nhũng trong công việc phân phát các vật phẩm cứu trợ. Cũng chính vì cái cố tật tham lam tham nhũng của cả bọn quân phiệt nên Ngân Hàng Thế Giới vừa có quyết định không cho Miến Điện vay tiền nữa; vả lại, bọn cầm quyền quân phiệt đã tiếm danh nhân dân Miến Điện để vay tiền quá nhiều rồi.

Sau hai tuần lễ Thống Tướng Than Shwe ẩn nấp kín đáo ở thủ đô mới Naypyidaw cách thủ đô cũ Ngưỡng Quang 320 cây số về phía bắc. Thủ đô mới Naypyidaw của bọn quân phiệt Miến Điện đã không bị nạn cuồng phong. Hơn ba năm về trước bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện sở dĩ phải đột ngột bỏ thành phố thủ đô Ngưỡng Quang cổ kính xinh đẹp của nhân dân Miến Điện để di chuyển về một thủ đô mới Naypyidaw được xây dựng như một pháo đài kiên cố ở một nơi hẻo lánh, cô lập với bên ngoài và lưu thông độc đạo, là vì họ lo sợ Mỹ và Đồng Minh tấn công lật đổ chế độ quân phiệt. Tuy nhiên, bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện lại quên rằng Mỹ và Đồng Minh luôn luôn chiếm ưu thế về không quân và hành quân không vận.

Thống Tướng Than Shwe là một tên đồ tể cầm đầu bọn quân phiệt đã chịu xuất hiện cùng với cả bọn đàn em trong những bộ quân phục màu xanh ô-liu được ủi hồ sạch sẻ thẳng nếp để chụp hình trình diễn những màn hài kịch phân phát đồ cứu trợ cho nạn nhân tại một trại tị nạn ở thành phố Ngưỡng Quang. Trong suốt hai tuần lễ vừa qua ông Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki Moon đã không thể gọi điện thoại trực tiếp nói chuyện với tướng Than Shwe, vì không ai cho biết ông ta ẩn thân ở đâu.Đáng lẽ chỉ một vài ngày sau cơn cuồng phong Nargis là mức độ cứu trợ có qui mô lớn của cộng đồng quốc tế dành cho nạn nhân Miến Điện đã có thể ngang bằng sự cứu trợ nạn nhân của trận Sóng Thần ở Nam Dương năm 2004.

Bởi vì tập đoàn cầm quyền quân phiệt ngay từ đầu đã từ chối tiếp nhận vật phẩm cứu trợ và chuyên viên ngoại quốc phụ trách công tác cứu trợ trực tiếp, cho nên con số người chết càng lúc càng lên cao. Một con số ước lượng rất nhiều trẻ em, người già, và người bị thương đã không thể chịu đựng đói khát, đau đớn, kiệt sức kéo dài lâu hơn nên họ đã chết. Trong khi chờ đợi chiếu khán nhập cảnh Miến Điện rồi cuối cùng bị từ chối, hầu như tất cả chuyên viên cứu trợ ngoại quốc đã cảm thấy rất bức rức khổ tâm và bực tức cái bọn quân phiệt khốn kiếp kia chỉ nghĩ tới quyền lực và lợi lộc của chúng mà không ngó ngàng gì đến sự sống chết của người dân Miến Điện.

Nhiều chuyên viên cứu trợ đã cho biết nhận xét của họ là hiện nay bọn cầm quyền quân phiệt chỉ đáp ứng được có một phần mười (1/10) yêu cầu cứu trợ của nạn nhân trong toàn vùng đồng bằng Irrawaddy. Không có nước sạch để uống, không có gạo để nấu cơm cháo đỡ đói, không có thuốc để giảm đau nhức và sát trùng vết thương, không có thuốc để chặn đứng bệnh ỉa chảy, con số ước lượng 2.5 triệu nạn nhân còn sống sót đã đang mỏi mòn chờ đợi được nhận những vật phẩm cứu trợ, và họ đang phải cầm cự với bệnh ỉa chảy đã bộc phát ở nhiều nơi do nguồn nước mà họ đang tiêu dùng là ở hồ ao sông rạch đã hơn hai tuần qua bị ô nhiễm với nhiều xác người đã sình thối, nhiều xác trâu bò gà vịt đã tan rữa, và cứt đái bài tiết của người còn sống không giữ được vệ sinh. Một bác sĩ người Miến Điện phải giấu tên vì sợ bị trừng phạt, đã cho biết là hiện có rất nhiều người dân bị ỉa chảy, và có nguy cơ trở thành một trận dịch tả ghê gớm, đồng thời cùng với nhiều người dân bị thương nặng đã lặng lẽ nhắm mắt mãi mãi.

Nếu CUỒNG PHONG NARGIS GIẾT MỘT, QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN GIẾT MƯỜI là đúng sự thật, con số ước lượng 2.5 triệu người nhà tan cửa nát đói khát bệnh hoạn và dần dần kiệt sức chết mỏi chết mòn vì không nhận được sự cứu trợ kịp thời đúng mức, thì cả bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện phải chắc chắn bị kết tội cố ý diệt chủng. Bọn cầm quyền quân phiệt đã không lo khẩn cấp cứu trợ nạn nhân thiên tai, nhưng họ lại nhất quyết thực hiện cho bằng được cuộc trưng cầu dân ý về một bản hiến pháp mới của nước Miến Điện mà họ đã bỏ ra 14 năm để soạn thảo. Một bản hiến pháp mới chỉ nhằm mục đích duy nhất là củng cố quyền lực quân phiệt đến một trăm năm sau, và họ ép buộc người dân Miến Điện phải chấp nhận nó trong một thời điểm đau khổ chết chóc vì tai trời ách nước như vậy.

Trong khi cộng đồng quốc tế còn sửng sốt ngạc nhiên không thể tin rằng bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện lại có thể nhẫn tâm gián tiếp giết chết chính đồng bào ruột thịt của mình đang lâm cảnh thiên tai bằng cách lơ là chậm trễ cứu trợ nạn nhân, cộng đồng quốc tế cũng nhận thấy rõ bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện rất lo sợ bất cứ một ảnh hưởng ngoại tại nào cũng có thể làm suy yếu quyền lực của họ. Họ lo sợ luôn cả những người du khách ngoại quốc tới thăm viếng nước Miến Điện. Hiện nay tất cả du khách ngoại quốc đều không được phép đi vào vùng đồng bằng Irrawaddy bị thiên tai, một nơi mà những người lính Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, Anh, và Pháp cùng với những bác sĩ và y tá quân y sẽ đem vào hàng chục ngàn tấn bọc nước uống đã lọc sạch, thực phẩm khô các loại có nhiều chất dinh dưỡng sẵn sàng để ăn để uống, và rất nhiều thuốc men đến với những người còn sống sót sau cơn cuồng phong Nargis. Cho tới hôm nay bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện vẫn còn quyết liệt từ chối những bác sĩ, y tá quân y, và rất nhiều vật phẩm cứu trợ từ những con tàu hải quân Mỹ, Anh, và Pháp đang đậu chờ ở ngoài khơi. Một lý do dễ hiểu là họ đã và đang lo sợ cho chế độ sát nhân của họ sẽ bị lật đổ.

Hiện nay đang có một số nhà ngoại giao và chính trị gia tây phương phát biểu một số nhận định về sự "cố ý diệt chủng của tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện" và nêu ra nguyên tắc "Trách Nhiệm Để Bảo Vệ - Responsibilty To Protect" của Liên Hiệp Quốc như là một chính nghĩa để xâm phạm chủ quyền của nước Miến Điện và buộc phải cứu trợ khẩn cấp những nạn nhân thiên tai ở cả vùng đồng bằng Irrawaddy bằng một sức mạnh quân sự khôn khéo và nhanh chóng trước khi sẽ có quá nhiều nạn nhân phải chết vì sự "cố ý diệt chủng của tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện".

Trước ngày Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc xảy ra một trận động đất gây thiệt hại nặng nề, Ngoại Trưởng Trung Cộng đã có lên tiếng cảnh cáo cộng đồng quốc tế nên tôn trọng những quyết định của tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện liên quan tới việc họ từ chối vật phẩm cứu trợ và chuyên viên cứu trợ người Âu, Mỹ không được cấp chiếu khán nhập cảnh Miến Điện. Trung Cộng là một đồng minh đã mạnh mẽ bảo vệ cho tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện, vì vậy ở Hội Đồng Bảo An LHQ Trung Cộng có thể dùng quyền phủ quyết để bác bỏ Nguyên Tắc "Trách Nhiệm Để Bảo Vệ" của LHQ được áp dụng để cứu trợ khẩn cấp nạn nhân thiên tai Miến Điện bằng những phương tiện quân sự của Mỹ và Đồng Minh.

Sau khi Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc bị một trận động đất mạnh, người ta lại nhận thấy hai hình ảnh rất khác biệt ở hai quốc gia bị thiên tai. Lần đầu tiên tập đoàn cầm quyền Trung Cộng bắt buộc phải mở rộng thông tin đa chiều để các tin tức về trận động đất được nhanh chóng loan đi khắp thế giới một cách trung thực; còn tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện vẫn cứ khăng khăng bưng bít sự thật. Giới lãnh đạo Trung Cộng đã lên tiếng yêu cầu cộng đồng quốc tế tiếp sức cứu trợ nạn nhân thiên tai; ngược lại, bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện từ chối chuyên viên cứu trợ ngoại quốc, và hạn chế việc nhận những vật phẩm cứu trợ của ngoại quốc gởi tới Miến Điện. Quân Đội Trung Cộng được sử dụng để tiếp sức cứu trợ nạn nhân thiên tai; trong khi Quân Đội Miến Điện thì chỉ lo săn sóc doanh trại của họ và canh giữ bảo vệ chế độ quân phiệt vì họ lo sợ Mỹ và Đồng Minh lợi dụng lúc vào cứu trợ sẽ xúi giục nạn nhân Miến Điện nổi dậy lật đổ chính quyền.

Hình như tất cả các tập đoàn cầm quyền quân phiệt Miến Điện ở các cấp vì tham quyền cố vị và tham lam của cải lợi lộc đã khiến cho họ bất lương và tàn ác đối với người dân của họ. Họ thực sự không có khả năng của người lãnh đạo đất nước Miến Điện. Họ phải trông cậy nhờ vả mọi thứ vào quan thầy Trung Cộng. Một sự kiện điển hình mới nhất chỉ rõ sự thấp kém hèn hạ quỵ luỵ của họ là sau khi Trung Cộng tuyên bố ba ngày cả nước treo cờ rũ để đau buồn tưởng nhớ tới những nạn nhân thiên tai động đất ở Tỉnh Tứ Xuyên, thì họ cũng mau mắn bắt chước làm theo giống y nguyên. Cũng ba ngày cả nước treo cờ rũ để đau buồn tưởng nhớ tới những nạn nhân thiên tai cuồng phong Nargis ở Vùng Đồng Bằng Irrawaddy. Đau buồn tưởng nhớ tới những người đã chết là một điều nên làm một cách thành tâm, nhưng chúng ta cần phải đau buồn và tưởng nhớ nhiều hơn tới những nạn nhân còn sống sót đang mỏi mòn chờ đợi được cứu trợ. Nếu những nạn nhân này không được cứu trợ càng sớm càng tốt, họ sẽ chết dần dần vì đói khát, bị thương đau đớn kiệt sức, và mắc các thứ bệnh nhưng không được điều trị kịp thời.

Nếu CUỒNG PHONG NARGIS GIẾT MỘT, QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN GIẾT MƯỜI là đúng sự thật, con số ước lượng 2.5 triệu người nhà tan cửa nát đói khát bệnh hoạn và dần dần kiệt sức chết mỏi chết mòn vì không nhận được sự cứu trợ kịp thời đúng mức, thì cả bọn cầm quyền quân phiệt Miến Điện phải chắc chắn bị kết tội cố ý diệt chủng./.

Thuỷ-Triều
22/05/2008

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

CON MA THẾ VẬN HỘI BẮC KINH KHÁT NƯỚC


CON MA THẾ VẬN HỘI BẮC KINH KHÁT NƯỚC
BEIJING OLYMPIC THIRSTY GHOST
Thuỷ-Triều

Tấm hình được tải xuống từ Blog http:// thirstyghosts2.blogspot. com /2007/04/ look-dont-torch.html

“Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh Khát Nước” cứ nghĩ rằng nó sẽ được Nhân Dân Đài Loan mở rượu sâm-pan ra đãi nó, nhưng không ngờ Nhân Dân Đài Loan đã dùng bình chửa lửa để xịt nó tắt ngỏm. Đó là nội dung của bức hí hoạ châm biếm mà chúng tôi xin phép Blogger ở mạng Thirstyghosts2. blogspot. com được trích đăng nêu trên để chia sẻ cùng với độc giả Việt Nam ở khắp nơi.

Có lẽ rất nhiều người Việt, nhất là người Việt đang ở trong nước Việt Nam đã không thèm biết tới Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 và Cây Đuốc Thế Vận. Một phần do bởi cuộc sống hàng ngày của họ quá vất vả vì tay làm hàm nhai, nên không còn đầu óc nào để biết tới Thế Vận Hội như một thứ xa xỉ phẩm. Một phần do bởi hầu như toàn thể giới truyền thông quốc doanh của Việt Cộng đã không tường thuật đầy đủ chi tiết về Thế Vận Hội Bắc Kinh và Cây Đuốc Thế Vận.

Kể từ tháng 4 năm 2007 sau khi tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng công bố một lộ trình rước Cây Đuốc Thế Vận vòng quanh thế giới dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử Thế Vận Hội, rất nhiều người Việt đã không biết rằng Nhân Dân Đài Loan đã mau chóng mạnh mẽ tuyên bố từ chối không tiếp rước Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh tại thủ đô Đài Bắc ở đảo quốc của họ. Quyết định bất ngờ này của Nhân Dân Đài Loan đã khiến cho tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng giật mình sửng sốt.

Mặc dù ở đầu môi thì cái chót lưỡi ngoại giao kêu gào lên án những kẻ lạm dụng thế vận hội để giải quyết các vấn đề chính trị được kèm theo, mọi người đều nhận thấy rõ Thế Vận Hội luôn luôn là một cơ hội để các quốc gia chính trị hoá nó, ngõ hầu gián tiếp thanh toán ân oán chính trị với nhau. Chẳng những các quốc gia tham dự thế vận hội đã lạm dụng nó như là một dịp tốt để trả đòn thù chính trị một quốc gia nào đó đối nghịch với mình, những cá nhân lực sĩ thế vận hội cũng đã lạm dụng nó như là một dịp tốt để bày tỏ thái độ chính trị của mình về một vấn đề chính trị mà bản thân người lực sĩ đó có quan tâm đến.

Một sự kiện điển hình của việc người lực sĩ thế vận hội bày tỏ thái độ chính trị của mình ngay trong thời gian thế vận hội là hai lực sĩ Mỹ Da Đen tên Tommie Smith và John Carlos, hai người đã chiếm huy chương vàng và huy chương đồng của môn chạy 200 mét ở Thế Vận Hội 1968. Sau khi đã nhận huy chương, cả hai người lực sĩ này đã im lặng đứng thẳng vung cao nắm tay của họ đang mang bao tay màu đen lên chào để bày tỏ sự ủng hộ “Chủ Nghĩa Dân Tộc Da Đen – Black Nationalism”. Hành động can đảm của họ đã khiến cho hầu hết khán giả thế vận hội vừa sửng sốt vừa thán phục, nhưng họ cũng phải trả một giá rất đắc là Uỷ Ban Thế Vận Hội Mỹ đã “treo cặp giò của họ” không cho họ chạy nữa kể từ đó.

Cựu lực sĩ Tommie Smith đã phát biểu là “Nếu bạn bày tỏ một lập trường của bạn trước bàng quan thiên hạ ở Thế Vận Hội, bạn sẽ phải hy sinh nhiều lắm. Tôi hoàn toàn tin rằng Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế sẽ còn trừng phạt những lực sĩ, có lẽ còn nặng nề hơn hình phạt của chúng tôi vào năm 1968. Trong lịch sử thế vận hội từ trước cho tới nay, có lẽ Thế Vận Hội Bắc Kinh là một Thế Vận Hội mang tính chất chính trị nhiều nhất. Chúng ta cần phải biết tại sao Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế đã quyết định đem Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 này tới một quốc gia độc đảng độc tài toàn trị như vậy. Đừng giả vờ là tiền bạc đã không có liên quan gì tới thế vận hội. Tuy nhiên, Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế phải có những trách nhiệm. Đây đã là một quyết định mà nó cần nhiều suy ngẫm hơn.”

Thật đúng như cựu lực sĩ Tommie Smith đã nói, Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 là một Thế Vận Hội Chính Trị ngay từ đầu do tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng khởi động. Vì muốn được quyền đăng cai thế vận hội, chính họ đã hứa hẹn cải thiện các hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, cùng lúc mở rộng tự do báo chí qua việc cho phép các phóng viên ký giả ngoại quốc đến Trung Quốc và hoàn toàn được tự do trong thời gian trước thế vận hội và trong những ngày thế vận hội diễn ra ở Bắc Kinh.

Vào tháng 4 năm 2007 cũng chính họ đã chính trị hoá thế vận hội khi họ công bố một lộ trình rước cây đuốc thế vận vòng quanh thế giới được chia ra làm hai “lộ trình rước đuốc ở hải ngoại” đi qua những thành phố của ngoại quốc, và “lộ trình rước đuốc ở quốc nội” đi qua những thành phố thuộc quyền cai quản của Trung Cộng. Những người quan sát tinh ý đã nhận thấy ngay tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng đã giở trò ma mãnh chính trị núp dưới cái hình ảnh cây đuốc có vẽ hoa văn những “Đám Mây Hài Hoà” trên một “Hành Trình Hài Hoà”. Tuy nhiên cái âm mưu chính trị tinh ranh quỷ quyệt của họ cũng đã bị Nhân Dân Đài Loan nhìn thấu, và Nhân Dân Đài Loan đã mạnh mẽ từ chối tiếp rước Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh tại thủ đô Đài Bắc của đảo quốc Đài Loan.

Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 là một cơ hội trăm năm mới có một lần cho tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng khoe khoang với thế giới bên ngoài một nước Trung Quốc vĩ đại đa dạng về địa lý, khí hậu, nhân văn, tôn giáo, chủng tộc, phát triển kinh tế vượt bậc, và nhất là các hệ thống chính trị có khác nhau với hình thức các vùng lãnh thổ, các khu tự trị, nhưng có thể hoạt động hài hoà dưới sự lãnh đạo của đảng Trung Cộng. Đó là các khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Tân Cương, khu tự trị Nội Mông, và các vùng lãnh thổ Hồng Kông, Ma Cau, nhất là đảo Đài Loan. Tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng luôn luôn nghĩ rằng đảo Đài Loan là một vùng lãnh thổ không thể tách rời ra khỏi Trung Quốc. Trong khi ngược lại, Nhân Dân Đài Loan luôn luôn mong muốn đảo quốc của họ được độc lập và tự do. Chính vì vậy cả hai phía lãnh đạo Bắc Kinh và lãnh đạo Đài Bắc đều muốn lợi dụng công việc rước cây đuốc thế vận để củng cố lập trường của mình cho vững chắc hơn.

Phía lãnh đạo Bắc Kinh muốn nhấn mạnh rằng đảo Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc cho nên cây đuốc thế vận sẽ được rước từ thành phố HCM của một nước cộng sản Việt Nam tới thành phố Đài Bắc vào ngày 30 tháng 4 trong một thời gian ngắn, rồi sau đó được rước qua Hồng Kông và Ma Cau. Cây đuốc thế vận đi qua cả ba nơi Đài Loan, Hồng Kông, và Ma Cau đều là những vùng lãnh thổ của Trung Quốc để bắt đầu một “lộ trình rước đuốc ở quốc nội”.

Phía lãnh đạo Đài Bắc đã tức khắc từ chối không chấp nhận để cho thành phố Đài Bắc của họ làm nơi khởi đầu của “lộ trình rước đuốc ở quốc nội” bởi vì đảo quốc Đài Loan đã từng là một quốc gia độc lập, đang độc lập, và sẽ còn độc lập. Như vậy, thủ đô Đài Bắc của họ sẽ hân hoan tiếp đón cây đuốc thế vận nếu nó nằm trên “lộ trình rước đuốc ở hải ngoại”; điều này có nghĩa là cây đuốc sẽ đến thủ đô Đài Bắc từ một thành phố ngoại quốc, và sẽ rời Đài Bắc để đến một thành phố ngoại quốc khác, chắc chắn không thuộc Trung Quốc, để nhấn mạnh tính cách độc lập của đảo quốc Đài Loan. Nếu phía lãnh đạo Bắc Kinh không đồng ý như vậy, thì Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh không được phép tới thủ đô Đài Bắc của đảo quốc Đài Loan.

Kết quả của hiệp thứ nhất thi đấu chính trị giữa Bắc Kinh và Đài Bắc nhân dịp có thế vận hội cho thấy Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh sau khi rời thành phố Sài Gòn trong đêm 29 tháng 4 đã đi thẳng tới Hồng Kông vào ngày 30 tháng 4 bởi vì Nhân Dân Đài Loan đã từ chối không tiếp đón nó. Đảo quốc Đài Loan độc lập, không phải là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc cho dù tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng cứ luôn đe doạ sử dụng bạo lực để thu phục Nhân Dân Đài Loan.

Trong khi giới lãnh đạo Đài Bắc dứt khoát từ chối không tiếp đón Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh để mạnh mẽ biểu lộ tính cách độc lập của đảo quốc Đài Loan, và không khiếp sợ mà phải chịu khuất phục trước những đe doạ bạo lực của Trung Cộng, thì cả hai giới cầm quyền Bình Nhưỡng của CS Bắc Hàn và Hà Nội của Việt Cộng đã hân hoan làm tròn bổn phận của những kẻ nô lệ Tàu Cộng ở hai nước chư hầu. Trên suốt “lộ trình rước đuốc ở hải ngoại”, Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đi đến đâu cũng đều bị người dân ở đó biểu tình phản đối, chỉ có hai nơi mà Cây Đuốc Thế Vận được bình an là thủ đô Bình Nhưỡng của CS Bắc Hàn và thành phố HCM của Việt Cộng.

Giới cầm quyền Bình Nhưỡng đã ra lệnh cho hàng trăm ngàn người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng đứng xếp hàng có trật tự dọc theo hai bên đường phất cờ Tàu Cộng và CS Bắc Hàn để chào đón cây đuốc. Còn giới cầm quyền Hà Nội thì trước khi rước cây đuốc ở thành phố HCM đã bắt giữ nhiều người dân Việt Nam có ý định biểu tình phản đối việc Tàu Cộng chiếm hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Giới cầm quyền Hà Nội đã cho phép hàng ngàn người Tàu Cộng mang theo bản đồ Trung Quốc và nhiều lá cờ đỏ Tàu Cộng có kích thước lớn tràn ngập đường phố trong lúc rước cây đuốc thế vận. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ vào buổi tối của ngày 29 tháng 4, thành phố HCM của Việt Cộng đã bị tràn ngập bởi hàng ngàn người Tàu ồn ào reo hò tiếng Tàu và hàng ngàn lá cờ đỏ của Tàu Cộng đã che lấp những lá cờ đỏ của Việt Cộng lẻ loi treo ở những cột đèn. Cũng có một số ít người thị dân Sài Gòn hiếu kỳ tò mò muốn nhìn thấy Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh ra sao nên đến xem một cách im lặng và rất vô cảm (?).

Giới cầm quyền Hà Nội đã cho người Tàu Cộng mượn thành phố HCM của Việt Cộng để họ tha hồ rước cây đuốc thế vận của họ, phải không? Bởi vì trong thực tế của buổi tối ngày 29 tháng 4, đa số người thị dân Sài Gòn đã không còn lòng dạ nào mà tiếp rước Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh ôn dịch kia. Bởi vì trong thực tế của mấy ngày 26, 27, 28, 29 tháng 4 ở cả nước Việt Nam đã bị những kẻ lưu manh khốn nạn của chế độ phi nhân vô đạo dã tâm tung tin “gạo tăng giá” gấp đôi gấp ba, và gạo Việt Nam đang khan hiếm nên không xuất khẩu nữa. Cũng giống như toàn thể người dân Việt Nam trong cả nước nghèo khổ phải lo từng bữa cơm ăn không no, tất cả người thị dân Sài Gòn cũng phải lo chạy gạo vì cái tin “gạo tăng giá”. Họ đã không biết tới cây đuốc thế vận của Tàu Cộng được tiếp rước thế nào ở thành phố của họ.

Hơn nữa, một cách làm ra điều bí ẩn có chủ ý là hầu như toàn thể báo chí quốc doanh, đài phát thanh, và đài truyền hình của Việt Cộng đã không nói nhiều tới cuộc tiếp đón cây đuốc ôn dịch kia, cho nên đa số người thị dân Sài Gòn đã không biết gì. Chỉ sau khi hàng ngàn người Tàu Cộng đã hoàn tất lộ trình rước đuốc ở Sài Gòn trong buổi tối ngày 29 tháng 4, thì ngày hôm sau 30 tháng 4 giới truyền thông quốc doanh của Việt Cộng mới loan tin và đăng tải hình ảnh. Ngày 30 tháng 4 năm 2008 tại thành phố Sài Gòn của người thị dân Sài Gòn đuợc nhìn thấy trên báo đài của Việt Cộng hàng ngàn người Tàu Cộng ồn ào reo hò tiếng Tàu và hàng ngàn lá cờ đỏ Tàu Cộng tràn ngập thành phố Sài Gòn. Cái thành quả của ngày 30 tháng 4 của Việt Cộng là được toàn dân Việt Nam, nhất là người thị dân Sài Gòn, thấy rõ ràng cả một bè lũ Việt Cộng đã buôn dân bán nước Việt Nam, và làm chư hầu tay sai cho Tàu Cộng.

Vì bè lũ Việt Cộng là chư hầu tay sai của Tàu Cộng, cho nên sau khi giới lãnh đạo Đài Bắc quyết liệt từ chối không để thủ đô Đài Bắc của họ làm nơi khởi đầu “lộ trình rước đuốc ở quốc nội” thì bè lũ Việt Cộng lại hân hoan dùng thành phố HCM của Việt Cộng để thay thế. Có phải giữa hai giới cầm quyền Bắc Kinh và Hà Nội đã có một mật ước để “hô biến” đất nước Việt Nam thành một khu tự trị mang tên Quảng Nam, cũng như Quảng Đông và Quảng Tây là những lãnh thổ lệ thuộc Trung Quốc?

Hôm nay là ngày 8 tháng 5 năm 2008 Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đang được chuẩn bị trèo lên ngọn Everest đỉnh núi cao nhất thế giới trong một nổ lực quyết liệt của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp để bày tỏ với thế giới cái tham vọng của Chủ-Nghĩa-Dân-Tộc-Siêu-Đẳng-Đại-Hán ngất trời của họ. Chúng tôi đi ngược lại để nói rằng “Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh Khát Nước” qua cái hình ảnh của bức hí hoạ châm biếm được trích dẫn nêu trên.

Trong khi ở nước Việt Nam có những kẻ khốn nạn dù không phải là dân tộc Hán nhưng hèn hạ cam tâm làm kiếp-khuyển-mã tay sai cho Tàu Cộng để buôn dân bán nước Việt Nam mà vinh thân phì gia, thì ở đảo quốc Đài Loan lại có những người chính tông Hán Tộc nhưng trước sau như một đã hạ quyết tâm không chịu khuất phục trước những đe doạ bạo lực của Tàu Cộng. Cũng giống như ở tiểu quốc Tây Tạng, mặc dù nó đang bị bạo quyền Tàu Cộng ép buộc khoát lên trên thân thể của nó chiếc áo của khu tự trị, nhưng nhân dân Tây Tạng luôn luôn nhớ rõ rằng Tây Tạng là một tiểu quốc độc lập đã đang bị bạo quyền Tàu Cộng chiếm đóng cai trị độc tài trong thời gian hơn 50 năm nay. Vì vậy toàn thể nhân dân Tây Tạng đã mạnh mẽ biểu tình phản đối Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh và yêu cầu nó không được mang đến thủ đô Lhasa của tiểu quốc Tây Tạng chỉ với một lý do giản dị vì Tây Tạng là một tiểu quốc bị Tàu Cộng cưỡng chiếm chứ không phải là lãnh thổ của Trung Quốc.

Kết luận, Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 đã mang nặng tính cách chính trị nhất trong lịch sử thế vận hội từ trước tới nay là do những sự kiện sơ lược nêu trên. Đối với nhân dân Đài Loan thì Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh chỉ là một Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh Khát Nước. Còn đối với nhân dân Việt Nam, mọi người đã đang phải phân biệt rõ ràng nhân dân Việt Nam khác với bè lũ cầm quyền Việt Cộng bán nước hiện nay, thì Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh cũng là một Con Ma Thế Vận Hội đã đến thành phố Sài Gòn thân yêu của họ trong đêm tối một cách bất thường, vì trong khi các thành phố khác tiếp đón cây đuốc vào lúc ban ngày thì bè lũ Việt Cộng tay sai của Tàu Cộng lại nhượng quyền cho người Tàu Cộng thao túng rước Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh của họ vào lúc ban đêm tại thành phố Sài Gòn. Bè lũ Việt Cộng bán nước đã hợp đồng với quan thầy Tàu Cộng của chúng để sử dụng Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh đe doạ nhân dân Việt Nam, nhất là người thị dân Sài Gòn, vừa mới lo sợ bị chết đói vì không có gạo để ăn, tiếp theo lại phải sợ hãi Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh mà phải ở lại trong nhà vào đêm 29 tháng 4, và chỉ được u buồn uất hận tủi nhục cho kiếp nô lệ Tàu Cộng, rồi tiếp theo là ngày 30 tháng 4 toàn thể nhân dân Việt Nam tưởng nhớ tới quốc hận đất nước suy vong như một hệ luỵ tất yếu của chế độ Việt Cộng tay sai của Tàu Cộng.

Nhân Dân Đài Loan và Nhân Dân Tây Tạng đã dứt khoát không khiếp sợ Con Ma Thế Vận Hội Bắc Kinh, thế còn Nhân Dân Việt Nam thì sao? Nhân Dân Việt Nam hãy mạnh mẽ vùng lên đập tan bè lũ Việt Cộng bán nước buôn dân.

(Rất tiếc là tác giả đã cố ý dùng quá nhiều điệp ngữ và điệp ý trong bài văn được cố ý viết một cách hơi luông tuồng này, nhưng ở mỗi đoạn văn có những hàm ý khác nhau. Xin quí vị vui lòng tha lỗi cho tác giả. 08/05/2008)

Thuỷ-Triều