Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

VÌ THẾ VẬN HỘI 2008 TRUNG CỘNG TRỤC XUẤT SINH VIÊN NGOẠI QUỐC VÀ NGƯỜI TỊ NẠN


VÌ THẾ VẬN HỘI 2008 TRUNG CỘNG TRỤC XUẤT SINH VIÊN NGOẠI QUỐC VÀ NGƯỜI TỊ NẠN
BECAUSE OF BEIJING OLYMPIC 2008 RED CHINA EXPELS FOREIGN STUDENTS AND REFUGEES
Thuỷ-Triều

(Tấm hình của website Beau Bo D'Or www-bbdo-co-uk./blog/archives/540-Người biểu tình nổi tiếng một mình đã chặn đứng cả một đoàn xe tăng Trung Cộng trong biến cố Quảng Trường Thiên An Môn 1989. Hiện nay giới cầm quyền Trung Cộng cũng đang quân-sự-hoá Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008.)

Một nguồn tin đáng tin cậy từ Bắc Kinh cho biết rằng giới cầm quyền Trung Cộng đang có kế hoạch ra lệnh cho tất cả sinh viên ngoại quốc phải rời khỏi Trung Quốc trước khi Thế Vận Hội Bắc Kinh khai mạc trong tháng 8; hơn nữa, họ còn hạn chế và kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp chiếu khán nhập cảnh nhiều lần và khứ hồi ngắn hạn lộ trình Hong Kong-Trung Quốc cho thương gia và du khách ngoại quốc. Điều đáng quan tâm nhất là giới cầm quyền Trung Cộng sẽ trục xuất tất cả 180 người tị nạn hiện đang tạm trú ở Bắc Kinh trở về cố quốc của họ.

Một nữ phát ngôn viên của Trường Đại Học Bắc Kinh đã cho biết rằng "Cho dù các sinh viên ngoại quốc này phải tiếp tục việc học của họ trong tháng Chín, họ cũng cần phải rời khỏi Bắc Kinh trong cả hai tháng Bảy và tháng Tám."

Trường Đại Học Bắc Kinh là một trong những trường đại học có uy tín nhất của Trung Quốc, và hàng năm có hàng ngàn sinh viên ngoại quốc ghi danh theo học các khoá học ngôn ngữ, mỹ thuật, văn hoá, văn chương Trung Hoa, và các khoá học khác. Cô phát ngôn viên còn cho biết thêm là bởi vì Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 sắp tới cho nên tất cả sinh viên ngoại quốc có hai-tháng-được-phép-vắng-mặt, và được áp dụng cho tất cả các trường đại học tại thủ đô Bắc Kinh và ở các thành phố khác trong nước Trung Quốc. Vì đây là một mệnh lệnh của cấp lãnh đạo trung ương nên nhà trường cần phải nghiêm túc chấp hành.

Một viên chức giáo dục Tây Phương đã ước tính là có ít nhất 10 ngàn sinh viên ngoại quốc hiện đang theo học tại các trường đại học ở thủ đô Bắc Kinh, hoặc đã ghi danh để đến Trung Quốc học các khoá học mùa hè 2008, và họ sẽ bị ảnh hưởng bởi mệnh lệnh trục xuất quá đột ngột này. Và cô phát ngôn viên của trường Đại Học Bắc Kinh đã xác nhận là tất cả các khoá học ngắn hạn trong mùa hè 2008 dành cho người ngoại quốc đều đã bị huỷ bỏ rồi.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục Trung Quốc thì trong năm 2007 đã có 190 ngàn sinh viên ngoại quốc của 188 quốc gia đã đến học tập ở các trường đại học tại hầu hết các thành phố lớn của Trung quốc.

Người ta không được biết rõ chi tiết thực hiện kế hoạch "trục xuất đột ngột" này như thế nào. Có phải từng cá nhân sinh viên ngoại quốc tự giác tự nguyện tự lo liệu vé máy bay để rời khỏi Trung Quốc và sẽ quay trở lại vào tháng Chín để tiếp tục việc học, hay họ phải chờ giới cầm quyền Trung Cộng ra lệnh tập trung họ lại ở một địa điểm nào đó rồi cấp phát cho họ những vé máy bay khứ hồi để về quê nghỉ hè này? Nếu có những người không muốn rời khỏi Bắc Kinh vì một lý do đơn giản là họ muốn được xem Thế Vận Hội cho nên họ trốn ở lại, thì giới cầm quyền Trung Cộng và nhà trường sẽ giải quyết ra sao? Khi họ bị bắt gặp trốn ở lại thì họ sẽ bị cầm giữ ở một nơi nào đó cách xa Bắc Kinh hay không? Nhưng tại sao giới cầm quyền Trung Cộng lại đột nhiên sợ hãi tất cả sinh viên ngoại quốc hiện đang ở trong nội địa Trung Quốc?

Đang có một suy đoán là trong thời gian thế vận hội đang diễn ra và đột nhiên lại có một biến cố nào đó xảy ra song song với nó, thì tất cả sinh viên ngoại quốc lại ngẫu nhiên trở thành một lực lượng thông tin tại chỗ trung thực và hùng hậu để truyền đi những tin tức sốt dẻo về cho thân nhân hoặc bạn bè của họ ở quê nhà; như vậy là cả thế giới bên ngoài sẽ biết tường tận sự thật của một biến cố, giả thiết xảy ra, làm cho tình hình thế vận hội xấu hơn. Dù sao, đây chỉ là một suy đoán để lý giải cái hiện tượng bất thường của giới cầm quyền Trung Cộng khi họ ra lệnh các trường đại học phải huỷ bỏ các khoá học mùa hè dành cho người ngoại quốc và "trục xuất đột ngột" tất cả sinh viên ngoại quốc trong cả hai tháng Bảy và tháng Tám trước ngày Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 khai mạc.

Thêm vào sự kiện sinh viên ngoại quốc phải cam chịu "trục xuất đột ngột" là hiện nay cũng đang có những nhóm thương gia ngoại quốc và các viên chức ngoại giao lên tiếng phàn nàn về việc giới cầm quyền Trung Cộng đã hầu như hạn chế một cách nghiêm ngặt việc cấp chiếu khán nhập cảnh Trung Quốc ngắn hạn và khứ hồi nhiều lần, nhất là trên lộ trình Hong Kong – Trung Quốc vì lý do thương vụ và nghiệp vụ. Đang có nhiều văn phòng thương nghiệp ngoại quốc tại thành phố Bắc Kinh lên tiếng phàn nàn rằng bởi vì sự hạn chế mới này mà họ không thể nào phân bố nhân viên ngoại quốc cần thiết để điền khuyết vào những chức vụ còn trống cho tới đầu tháng Chín.

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Bắc Kinh là sự hạn chế gay gắt này sẽ gây ảnh hưởng mạnh lên tất cả các quốc gia đang có giao dịch với Trung Quốc, và chắc chắn họ sẽ đặt vấn đề này để phản đối giới cầm quyền Trung Cộng cho dù cố ý hay vô tình cũng làm tổn hại tới thương vụ hoặc nghiệp vụ của họ.

Giới cầm quyền Trung Cộng đã rõ ràng là vì Thế Vận Hội Bắc Kinh mà có "những biện pháp an ninh bất thường" làm mất lòng người như vậy. Họ đã căn cứ vào những bản báo cáo của Bộ Công An Trung Cộng rằng các lực lượng công an đã phát hiện và phá vỡ hai âm mưu khủng bố nhắm vào Thế Vận Hội Bắc Kinh. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cũng đã lên tiếng giải thích và biện hộ là trong quá khứ thì các nước khác cũng đã có những biện pháp an ninh tương tự như vậy, và sự hạn chế trong việc cấp chiếu khán nhập cảnh Trung Quốc hiện tại cũng được căn cứ theo luật pháp hiện hành.

Cô Jiang Yu, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, nói thêm về sự hạn chế này là "sẽ không có một ảnh hưởng nào lên các hoạt động bình thường của các thương vụ hay nghiệp vụ của người ngoại quốc ở trong nước Trung Quốc. Nếu so sánh với việc cấp chiếu khán nhập cảnh của những nước khác, thì việc cấp chiếu khán nhập cảnh của Trung Quốc là thuận tiện hơn nhiều." Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã yêu cầu những người ngoại quốc nào đang có mặt ở Hong Kong nhưng không làm việc lâu dài hoặc không sống thường trú tại Hong Kong thì phải xin chiếu khán nhập cảnh Trung Quốc tại Toà Đại Sứ Trung Cộng ở quốc gia của mình. Điều này có nghĩa rõ ràng là hiện tại một người ngoại quốc không phải thường trú nhân tại Hong Kong thì không dễ dàng được phép nhập cảnh nội địa Trung Quốc mặc dù người ấy đang ở Hong Kong và bất ngờ nổi hứng muốn đi vào đại lục trong một thời gian ngắn, vài ngày hay một tuần.

Cũng đã có một phản ứng rõ rệt nhất là Ông Joerg Wuttke, Trưởng Phòng Thương Mãi Liên Âu, đã lên tiếng chỉ trích giới cầm quyền Trung Cộng về việc hạn chế cấp chiếu khán nhập cảnh Trung Quốc cho thương gia ngoại quốc đang không-thường-trú tại Hong Kong, và Ông Joerg Wuttke còn nói rằng sự hạn chế mới này "thật sự phiền toái" cho hầu như mọi người ngoại quốc nào muốn tới Trung Quốc trong ngắn hạn và khứ hồi nhiều lần trên lộ trình Hong Kong và các thành phố nội địa Trung Quốc; hơn nữa, nó "thực sự phiền toái" là bởi vì nó không rõ ràng và nó đã không được chính thức công bố.

Không ai được biết là biện pháp hạn chế cấp chiếu khán nhập cảnh này có phải tạm thời được áp dụng trong thời gian những tháng trước Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh hay không, nhưng nếu nó chỉ kéo dài tới tháng Chín thì cũng quá đủ khiến cho những người ngoại quốc có thương vụ và nghiệp vụ với Trung Quốc cảm thấy "thực sự phiền toái".

Riêng về vấn đề của 180 người tị nạn tại Trung Quốc hiện nay, Cô Jennifer Pagonis, nữ phát ngôn viên của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã cho biết Cao Uỷ Tị Nạn LHQ rất quan tâm đến những người tị nạn hiện đang tạm trú tại thành phố Bắc Kinh. Họ đã đang và sẽ bị giới cầm quyền Trung Cộng giao trả lại cho nhà cầm quyền ở quốc gia gốc của họ trong thời gian trước Thế Vận Hội Bắc Kinh. Trong một bản tuyên bố của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ đã có đề cập tới trường hợp của một thiếu niên 17 tuổi tị nạn cô độc vì không có thân nhân đi theo đã bị giới cầm quyền Trung Cộng đến tận nơi tạm trú ở Bắc Kinh bắt đi rồi trục xuất về quốc gia gốc của em vào ngày 3 tháng 4 vừa qua.

Những tin tức về việc trục xuất người tị nạn đang tạm trú ở Bắc Kinh đã đang khiến cho 180 người tị nạn, những người đã được ghi trong hồ sơ của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, cảm thấy bàng hoàng lo sợ cho số phận của họ. Trong bản tuyên bố của Cao Ủy Tị Nạn LHQ còn nói thêm rằng sự kiện giới cầm quyền Trung Cộng trục xuất 180 người tị nạn đang tạm trú ở Bắc Kinh là một vi phạm nghiêm trọng Hiến Chương Tị Nạn 1951 của Liên Hiệp Quốc.

Trong thời gian chuẩn bị Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 giới cầm quyền Trung Cộng đã đang có những biện pháp an ninh bất thường "thực sự phiền toái" làm mất lòng mọi người. Thêm vào cái ý đồ chính-trị- hoá-thế-vận-hội, có lẽ giới cầm quyền Trung Cộng cũng muốn quân-sự-hoá-thế-vận-hội để bảo vệ thành quả của việc đăng cai thế vận hội và giữ thể diện của mình với cộng đồng quốc tế bằng một lực lượng gồm cả trăm ngàn nhân viên an ninh sẽ có mặt thường xuyên ở các sân vận động trong suốt thời gian của thế vận hội. Có lẽ giới cầm quyền Trung Cộng đã nghi ngờ và e ngại rằng những người có thể bất ngờ gây ra bất lợi cho họ là những sinh viên ngoại quốc đang ở trong nội địa Trung Quốc và những người ngoại quốc không thường trú tại Hong Kong nhưng đã có thể nhập cảnh nội địa Trung Quốc nhiều lần và ngắn hạn khứ hồi từ Hong Kong.

Chính vì lòng nghi kỵ và tính sợ hãi sự thật nên giới cầm quyền Trung Cộng đã khống chế giới truyền thông quốc nội và hạn chế tối đa giới truyền thông ngoại quốc trong thời gian gần đây. Họ đã không tôn trọng lời hứa của chính họ khi đuợc trao quyền đăng cai thế vận hội, đó là họ phải để cho giới truyền thông ngoại quốc được tới Trung Quốc và được hoàn toàn tự do trong thời gian trước và trong những ngày của thế vận hội. Tuy nhiên, khi có biến cố Lhasa-Tây Tạng, mọi người đều đã biết rõ là giới cầm quyền Trung Cộng đã gian xảo không giữ lời hứa, và rồi hiện nay họ lại đang bày ra những biện pháp an ninh bất thường "thực sự phiền toái" làm mất lòng mọi người như vừa kể trên. Họ lo sợ là tất cả sinh viên ngoại quốc hiện đang ở trong nội địa Trung Quốc sẽ trở thành những ký giả nghiệp dư có lương tri để nói lên những sự thật ở bên trong Trung Quốc cho thế giới bên ngoài biết.

Vì tính sợ hãi sự thật, họ quyết định "trục xuất đột ngột" tất cả sinh viên ngoại quốc trong cả hai tháng Bảy và tháng Tám trước Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008./.

Thuỷ-Triều
21/04/2008

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2008

TRUNG QUỐC CÓ SẴN SÀNG CHO THẾ VẬN HỘI CHƯA?


TRUNG QUỐC CÓ SẴN SÀNG CHO THẾ VẬN HỘI CHƯA?
Thuỷ-Triều


Còn thêm một trăm hai mươi ngày nữa là tới ngày 8 tháng 8 năm 2008 ngày lễ khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh, nhưng hiện nay rất nhiều người đang thắc mắc rằng nước Trung Quốc có sẵn sàng cho Thế Vận Hội chưa.


Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh đã có ước muốn con số hơn một triệu rưỡi người tham dự thưởng ngoạn các cuộc tranh tài thế vận, bao gồm 500.000 người khách đến từ nước ngoài. Một triệu người ở trong nước đi xem bởi vì đây là Thế Vận Hội lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Quốc và người Trung Quốc rất hãnh diện về nó.


Tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng ở Bắc Kinh đã lớn tiếng phản đối một số chính trị gia tây phương về việc chính-trị-hoá Thế Vận Hội 2008. Tuy nhiên, việc chính-trị-hoá Thế Vận Hội đã từng xảy ra trong lịch sử thế vận hội ở các nước đăng cai nó trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Một thí dụ cụ thể như là Hoa Kỳ đã tẩy chay Thế Vận Hội Moscow, và để trả đủa, Liên Sô đã tẩy chay Thế Vận Hội Los Angeles. Thế Vận Hội đã không thể nào chỉ là những cuộc tranh tài thể thao thuần tuý giữa các quốc gia với nhau. Giáo Sư William Kelly ở trường Đại Học Yale đã nhận xét, “Mỗi Thế Vận Hội đều bị chính-trị-hoá bởi vì mỗi Thế Vận Hội là một cuộc thi đấu chính trị - Every Olympics is politicized because every Olympics is a political event.”


Ngược lại, cũng đã có những nhận định lên án chính tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng mới là những thủ phạm đã chính-trị-hoá Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 của họ. Chính họ đã chính-trị-hoá Thế Vận Hội bằng hình ảnh những đám mây hoà hoà được vẽ hoa văn trên nửa phần trên của Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh và một biểu ngữ Hành Trình Hài Hoà được viết trên phần đầu của thân chiếc máy bay Hàng Không Trung Quốc được dành riêng để chở Ngọn Lửa Olympic và Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đi vòng quanh thế giới để quảng cáo tuyên truyền cho một xã hội hài hoà Trung Quốc. Hơn nữa, họ cũng đã chỉ định một Uỷ Viên Thường Vụ Trung Ương Đảng để phụ trách tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh, và họ đã lớn tiếng khoe khoang con số nhiều vị nguyên thủ quốc gia đã đồng ý sẵn sàng tham dự buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh vào ngày 08 tháng 08 năm 2008. Theo sự tin tưởng dị đoan trong dân gian Trung Quốc thì những con số 888 đem lại cho họ những đại-cát-đại-tường-đại-lợi-đại-hỷ-đại-thắng mọi chuyện! Chính họ, các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp trong cả nước Trung Quốc mới là thủ phạm đã chính-trị-hoá Thế Vận Hội Bắc Kinh của họ trong nổ lực xoá bỏ căn bệnh MẶC-CẢM-BỆNH-PHU kinh niên trong ký ức của nhân dân Trung Quốc và để làm sống lại mãnh liệt tình tự dân tộc siêu đẳng Đại Hán. Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp có thể đã nhìn thấy được viễn ảnh một Trung Quốc không còn chấp nhận chủ nghĩa cộng sản bất hảo lâu hơn nữa, cho nên họ phải khôi phục chủ nghĩa dân tộc siêu đẳng Đại Hán để thay thế trong khi họ vẫn còn có thể tiếp tục khống chế toàn xã hội Trung Quốc gồm có năm chủng tộc chính là Hán Mãn Mông Hồi Tạng chung sống hài hoà như họ từng mong muốn.


Cái ý đồ chính-trị-hoá Thế Vận Hội Bắc Kinh của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp rất dễ dàng được nhận ra ngay. Họ muốn lợi dụng nhân dịp Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 để khoe khoang ra thế giới bên ngoài tất cả những thành quả phát triển “thần tốc thần kỳ” của họ đã đạt được chỉ trong ba mươi năm (1978 – 2008) bao gồm những toà nhà chọc trời và những cao ốc rộng lớn với đầy đủ tiện nghi tối tân ở tại các thành phố lớn; những hệ thống giao thông cầu đường mở rộng hiện đại; những đường xe lửa tốc hành nối liền thủ đô Bắc Kinh với các thành phố lớn trong nước; đặc biệt là một tuyến đường xe lửa hoả tốc-bullet train với đầu máy do chính Trung Quốc chế tạo đạt tới vận tốc 300 cây số giờ và sẽ được đưa vào sử dụng trong đầu tháng 8 nhân dịp Thế Vận Hội để nối liền thành phố Tianjin với thủ đô Bắc Kinh trong vòng 30 phút. Nhưng có một tuyến đường sắt đáng kể nhất là tuyến đường sắt dài 4.064 cây số nối liền thủ đô Bắc Kinh với thủ đô Lhasa của Tây Tạng gồm có một đoạn đường sắt cao nhất thế giới dài 1.110 cây số mà có nơi ở một độ cao 5.072 mét trên mực nước biển. Tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh và Lhasa này chủ yếu phục vụ cho kỷ nghệ du lịch Trung Quốc, và mục đích quan trọng sau cùng là khuyến khích gia tăng nhanh hơn công cuộc di dân Hán tộc tới định cư tại Tây Tạng. Có một nghi vấn đã khiến cho mọi người phải thắc mắc là tại sao trong lúc giới cầm quyền Trung Cộng nghiêm khắc áp dụng chính sách “Một Con”, thì họ lại cho phép những người đàn ông Hán tộc được kết hôn hoặc chung sống với những phụ nữ người Tây Tạng và có quyền sinh sản bao nhiêu con tuỳ thích. Đây cũng là một trong nhiều cách được giới cầm quyền Trung Cộng đã đang ra sức cưỡng ép đồng hoá nhân dân Tây Tạng nhằm tạo ra một Khu Tự Trị Tây Tạng không thể tách rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc; tuy nhiên, nó cũng đã đang bị toàn thể người dân Tây Tạng tại địa phương chống đối mạnh mẽ chính sách “Hán-Tạng-Đa-Nhi-Hậu-Hán-Hoá” của giới cầm quyền Trung Cộng.


Trở lại vấn đề chính-trị-hoá Thế Vận Hội Bắc Kinh, người ta có thể nhận thấy ngay là các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã đang ra hết sức để làm thay đổi thành phố Bắc Kinh lạc hậu trở nên một thành phố tân thời thích hợp với những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người tây phương văn minh. Để quảng cáo tuyên truyền cho một bộ mặt thành phố Bắc Kinh sạch sẻ vệ sinh đúng tiêu chuẩn quốc tế, thì dù muốn dù không họ cũng đã đang chính-tri-hoá Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vào Mùa Hè năm 2008. Trên thực tế cách giải quyết các vấn đề sinh hoạt hàng ngày của người dân ở bất cứ nơi nào trong bất cứ nước nào cũng là những chuyện có tính cách chính trị vì luôn luôn có liên quan tới các quyền sống của con người nói chung. Nói cụ thể cho dễ hiểu như người dân trong thành phố Bắc Kinh có quyền đòi hỏi được hít thở không khí trong sạch và được uống những nguồn nước uống không bị nhiễm độc. Đó chính là quyền sống căn bản của con người mà nhân dân ở Bắc Kinh cũng giống như nhân dân ở một nước dân chủ tự do đương nhiên được thụ hưởng.


Các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp cũng đã nhận biết được rõ ràng là họ đã đang phải đối phó với vấn đề ô nhiễm môi sinh rất trầm trọng ở trong nước Trung Quốc một cách rất khẩn trương. Song song với những nguồn nước được dùng trong sinh hoạt hàng ngày đã đang càng lúc càng khan hiếm và ô nhiễm quá mức khiến cho các loại cá không thể sống được nữa là bầu không khí của các thành phố lớn ở Trung Quốc và nhất là tại Bắc Kinh đã đang mịt mù u ám khói xe xăng dầu, khói nhà máy của các khu chế xuất và bụi bặm bay toả ra từ các công trường xây dựng. Tất cả những thứ khói bụi mùi hôi đó quyện lại với nhau làm cho ô nhiễm bầu không khí của các thành phố lớn và Bắc Kinh quá độ khiến cho người dân phải dùng khẩu trang hoặc chiếc khăn tay để bịt mũi bịt miệng lại mỗi khi đi ra đường. Nhưng còn những lực sĩ những vận động viên ngoại quốc tới Bắc Kinh để tranh tài Thế Vận Hội Mùa Hè này thì có phải bịt miệng bịt mũi của họ lại hay không?
Ông Jacques Rogge, Chủ Tịch Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế cũng đã phải lên tiếng cảnh cáo Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh là tình trạng ô nhiễm không khí phải được cải thiện và bầu không khí Bắc Kinh không nên làm hại tới sức khoẻ của những lực sĩ và những vận động viên tới Bắc Kinh tranh tài trong mùa hè này. Ông Jacques Rogge còn nói thêm là sự ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh có thể ảnh hưởng xấu lên thể lực thi đấu của những lực sĩ và những vận động viên tranh tài ở ngoài trời.


Có một trường hợp điển hình của lực sĩ nổi tiếng thế giới về môn chạy đường dài tên là Haile Gebrselassie của nước Ethiopia đã cho biết là ông ta sẽ không tham gia tranh tài chạy đường dài ở Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 bởi vì ông ta không chịu nổi sự ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh.
Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh và các viên chức hữu trách tại thành phố Bắc Kinh cũng đã hứa hẹn giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm không khí của Bắc Kinh xong ngay trước ngày khai mạc Thế Vận Hội; tuy nhiên, riêng ông Jacques Rogge thì không lấy gì làm chắc chắn.


Cho tới ngày hôm nay là còn 120 ngày nữa tới ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhưng các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã không để dành ra một ngân khoản nào để làm sạch không khí của bầu không gian bao trùm thủ đô Bắc Kinh, hoặc có giải quyết hiệu quả những vụ kẹt xe lâu hàng giờ, hoặc có biện pháp nào khiến cho các ống khói nhà máy không nhả ra khói, những công trường xây dựng thôi làm cho bụi bặm bay toả ra khắp nơi. Có lẽ họ chỉ chờ cho tới một ngày trước ngày khai mạc Thế Vận Hội là họ ra lệnh cho mọi tài xế, mọi nhà máy, mọi công trường đều nghỉ làm việc thì không có khói xăng dầu, khói nhà máy, và bụi bặm để mọi người vui chơi hưởng thụ thưởng ngoạn các cuộc tranh tài thế vận hội? Có lẽ họ nghĩ chắc rằng như vậy là họ giải quyết có hiệu quả tức khắc vấn đề ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh để những lực sĩ và những vận động viên quốc tế an tâm mà thi đấu với nhau? Vấn đề ô nhiễm không khí do mỗi người hút thuốc lá gây ra cũng đã được ông Thủ Tướng Trung Cộng hứa hẹn là “Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ không có hút thuốc - the Beijing Olympics would be “smoke-free”. Thống kê có con số ước chừng 320 triệu người Trung Quốc đang hút thuốc lá mỗi ngày, và số người này chắc chắn sẽ là những khán giả trong số một triệu khán giả trong nước sẽ đi xem các trận tranh tài thế vận. Như vậy, khi ông Thủ Tướng Trung Cộng đã hứa hẹn “Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ không có hút thuốc” thì có nghĩa là ông thủ tướng sẽ ra lệnh cấm họ hút thuốc trong những ngày họ đi xem thế vận hội?


Gần đây, trong một cuộc hội thảo về các vấn đề Thế Vận Hội được trường Đại Học Hồng Kông chủ trì, Ông Yu Bu, một phụ tá của Trưởng Uỷ Ban Tổ Chức Thế Vận Hội Bắc Kinh đã khiến cho hầu hết các thính giả ở hội trường lúc đó phải kinh ngạc khi nghe ông ta phát biểu “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc “chưa sẵn sàng” cho Thế Vận Hội Mùa Hè 2008. Vẫn còn quá nhiều công việc phải làm cho xong.”


Là một chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về các vấn đề thế vận hội, ông Yu Bu biết rất rõ nhóm chữ “chưa sẵn sàng” có một ý nghĩa cụ thể chính xác như thế nào. Thí dụ cụ thể như đã có những chỗ đất bị dấy lên bùn sình ở trong sân vận động chính của Thế Vận Hội Athens 2004 của nước Hy Lạp. Tuy nhiên, Ông Yu Bu đã không đề cập tới loại vấn đề trở ngại vật chất như vậy bởi vì các viên chức Trung Cộng hữu trách đã tận sức tận dụng mọi khả năng để kiện toàn những cơ sở vật chất của các sân vận động chính và phụ của thế vận hội cho đúng tiêu chuẩn quốc tế.


Ông Yu Bu giải thích tiếp là “Không ai sẽ phải nghi ngờ gì về phương diện vật chất của các sân vận động Bắc Kinh có sẵn sàng hay chưa, nhưng trên mặt tinh thần thì Bắc Kinh sẽ sẵn sàng không? Cương liệu (phần vật chất) sẽ không có trở ngại gì. Tôi rất quan tâm về nhu liệu (phần tinh thần).”
Cương Liệu (phần vật chất) sẽ không có trở ngại gì. Cụ thể như là Trung Quốc đã phải mau chóng sửa đổi những phương tiện vật chất xét thấy không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và thói quen sử dụng của người tây phương. Sau khi đã lầm lỡ lắp đặt những bàn cầu ngồi chồm hổm tiểu tiện – squat toilet ở trong các phòng vệ sinh tại các hội trường khán đài cho khán giả ngoại quốc và các phòng vệ sinh dành cho những lực sĩ và những vận động viên quốc tế, Trung Quốc đã phải phá bỏ tất cả bàn cầu ngồi chồm hổm tiểu tiện – squat toilet này để thay thế bằng những cái bàn ngồi vệ sinh đúng theo tiêu chuẩn tây phương. Lý do đơn giản là người tây phương không thể nào dùng được squat toilet - bàn cầu ngồi chồm hổm tiểu tiện như người Trung Quốc vẫn thường dùng hàng ngày. Hơn nữa, ở những khách sạn sang trọng thì chắc chắn là có đủ tiện nghi vật chất theo đúng tiêu chuẩn tây phương, nhưng ở phần đông những khách sạn nhỏ và bình dân mà những người khách du lịch xoàng xoàng có ít tiền hay tạm trú thì vẫn còn dùng loại bàn cầu ngồi chồm hổm. Hãy tưởng tượng ra cái hoạt cảnh của 500.000 người khách nước ngoài sẽ tới Bắc Kinh vào mùa hè này để xem thế vận hội, và một số rất đông họ sẽ tạm trú ở những khách sạn nhỏ, rồi họ sẽ chưng hửng mất hết hứng thú một cách đột ngột khi nhìn thấy cái bàn cầu ngồi chồm hổm tiểu tiện. Trong khi đa số người Trung Quốc trong nước vẫn còn có thói quen để riêng những miếng-giấy-đi-cầu-đã-xài trong một cái sọt rác; ngược lại, những người khách nước ngoài lại có thói quen khi dùng xong giấy đi cầu thì tiện tay bỏ luôn xuống lỗ rồi xả nước rút đi. Sẽ có một số rất đông trong 500.000 người khách nước ngoài này gây ra những thảm-cảnh-nghẹt-cầu tại thành phố Bắc Kinh!
Riêng về các lãnh vực chuyên môn thể thao, các chuyên gia Trung Quốc phải ra sức phát hiện ngay những phương tiện vật chất có mầm trở ngại kỷ thuật có thể xảy ra mà kịp thời tận lực sửa chữa trước ngày chính thức khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Người Trung Quốc hiện nay thường hãnh diện nói rằng nước của họ đang có những “cương liệu” đẳng-cấp-quốc-tế như là những chiếc cầu to dài hiện đại và những toà cao ốc rộng lớn đầy đủ tiện nghi tân thời, nhưng họ cần phải cải tiến “nhu liệu” đó là các dịch vụ phục vụ và tính hiệu quả. Ông Yu Bu còn chỉ ra những khuyết điểm của Trung Quốc bao gồm cái căn bệnh ám ảnh với huy chương vàng và cái thiếu sót sự tự do của truyền thông, và nhất là căn-bệnh-dễ-phát-cáu của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp mỗi khi bị người ngoại quốc chỉ trích hoặc châm biếm những yếu kém và tật xấu của họ. Bởi vì họ đã quyết tâm lợi dụng Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 để khoe khoang tất cả những thành quả phát triển “thần tốc thần kỳ” mà họ đã đạt được chỉ trong ba mươi năm (1978 – 2008) đáng kể là sau cái chết của Chủ Tịch Mao.


Kết luận, không phải ai khác hơn là chính các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã đang chính-trị-hoá Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 của họ. Họ đã sử dụng Thế Vận Hội như là một liều thuốc cực mạnh để trị dứt căn bệnh Mặc-Cảm-Bệnh-Phu-Trung-Quốc và làm sống lại tình tự dân tộc Đại Hán của chủ nghĩa dân tộc siêu đẳng. Đây mới chính là phần “nhu liệu” quan trọng nhất và không thể thiếu được của Trung Quốc mà ông Yu Bu chỉ mới dám nói lướt qua trong cuộc hội thảo tại trường Đại Học Hồng Kông. Vấn đề ở đây là các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã đang không thành thật với nhân dân Trung Quốc khi họ cứ khăng khăng che giấu sự thật hoặc sửa đổi sự thật để lường gạt nhân dân Trung Quốc bằng cách khống chế truyền thông trong nước. Sự kiện điển hình nhất là vừa mới đây nhân dân Trung Quốc chỉ nhận được thông tin một chiều của Tân Hoa Xã nói về chuyện rước đuốc thế vận đã diễn ra rất tốt đẹp ở London, ở Paris, ở San Francisco, và ở Buenos Aires. Trong thực tế nhân dân Trung Quốc đã bị bịt-mắt-bịt-tai cho nên không nhìn thấy không nghe biết những cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã đang bám riết theo cây đuốc thế vận trên suốt hành trình của nó. Tình tự dân tộc chân chính không thể nào tồn tại với các chính sách gian xảo mị dân của giới cầm quyền Trung Cộng.


Vì vậy khiến cho người ta thắc mắc là trên cả hai phương diện “cương liệu và nhu liệu” hiện tại Trung Quốc có sẵn sàng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 chưa?


Thuỷ-Triều
10/04/2008
http://360.yahoo.com/dzugore

HÀNH-TRÌNH-HÀI-HOÀ KHÔNG ĐƯỢC HÀI-HOÀ CHÚT NÀO


HÀNH-TRÌNH-HÀI-HOÀ KHÔNG ĐƯỢC HÀI-HOÀ CHÚT NÀO
JOURNEY-OF-HARMONY IS NOT HARMONIOUS AT ALL
Thuỷ-Triều


http://news.monstersandcritics.com/asiapacific/features/article_1397506.php/In_photos_Tibet_Protests_Continue_Across_Globe?page=1
Song song với Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh, một Cây Đuốc Tây Tạng sẽ được mang đi vòng quanh thế giới để kêu gọi nhân dân các nước hãy quan tâm tới hiện tình Tây Tạng. EPA/MATHIAS SCHRADER
@http://news.monsterandcritics.com

Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh đã thuê một chiếc máy bay đặc biệt của hãng Hàng Không Trung Quốc để dành cho việc chuyên chở Ngọn Lửa Olympic và Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008. Ở trên phần đầu của thân chiếc máy bay này có vẽ một biểu tượng thế vận hội và một biểu ngữ “Journey-Of-Harmony-Hành-Trình-Hài-Hoà” ở gần cầu thang máy bay. Hành trình rước Ngọn Lửa Olympic và Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 được mệnh danh là Hành-Trình-Hài-Hoà-Journey-Of-Harmony nhưng trên thực tế nó đã đang và sẽ không được hài hoà chút nào. Ngay lúc bắt đầu trong buổi lễ Mồi Lửa Olympic tại thành phố cổ Olympia và suốt lộ trình từ Olympia tới thủ đô Athens của Hy Lạp, những người ủng hộ dân chủ tự do và nhân quyền cho Tây Tạng đã luôn luôn đi kèm theo Hành-Trình-Hài-Hoà để biểu tình phản đối các chính sách bất nhân của Trung Cộng.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2008, sau buổi lễ Mồi Lửa Olympic ở trước Ngôi Đền Thần Hera trong khu di tích lịch sử Olympia, một nơi đã từng diễn ra những cuộc thi đấu thể thao thời cổ đại trước dương lịch, cách xa 335 cây số về phía tây-nam thủ đô Athens của nước Hy Lạp, Ngọn Lửa Olympic được chuyền tay chạy tiếp sức mang đi trong một tuần lễ từ thành phố cổ Olympia tới thủ đô Athens. Tại Sân Vận Động Panathinaiko ở thủ đô Athens, Ông Minos Kyriakou Trưởng Uỷ Ban Thế Vận Hội Hy Lạp trao Ngọn Lửa Olympic cho Ông Liu Qi Trưởng Uỷ Ban Thế Vận Hội Trung Quốc. Ông Liu Qi đem Ngọn Lửa Olympic lên chiếc máy bay đặc biệt của hãng Hàng Không Trung Quốc để về tới phi trường Bắc Kinh vào lúc 9 giờ sáng Thứ Hai ngày 31 tháng 3 năm 2008. Lộ trình rước Ngọn Lửa Olympic từ phi trường Bắc Kinh tới Quảng Trường Thiên An Môn để làm lễ tiếp đón Ngọn Lửa Olympic được giữ kín trong khi mạng lưới công an chìm và cảnh sát sắc phục giữ an ninh ở khu vực Quảng Trường Thiên An Môn đã được tổ chức rất chặt chẽ kể từ ngày Chủ Nhật cho tới cuối buổi lễ tiếp đón Ngọn Lửa Olympic trong ngày Thứ Hai tại Bắc Kinh.

Sau buổi lễ tiếp đón Ngọn Lửa Olympic và mồi lại Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh tại Quảng Trường Thiên An Môn, Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 sẽ được rước qua 135 thành phố, trong đó có thành phố Sài Gòn của VN, và các thành phố khác của 20 quốc gia khác nhau trước khi trở về và đi vòng quanh Trung Quốc trong 3 tháng. Nó sẽ đi lên đỉnh ngọn núi Everest cao nhất thế giới và trở xuống thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Cuối cùng, Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ về tới Sân Vận Động Thế Vận Hội Bắc Kinh đúng vào ngày 8 tháng 8 để châm ngọn lửa buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc kinh Mùa Hè 2008. Nó có thể sẽ hoàn tất một hành trình dài nhất trong lịch sử thế vận hội, một Hành-Trình-Hài-Hoà-Journey-Of-Harmony dài 137.000 cây số và mất 130 ngày như Uỷ Ban Thế Vận Hội Bắc Kinh dự định.


Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 do công ty Lenovo sản xuất máy điện toán ở Trung Quốc vẽ kiểu và tạo ra. Nó đã thắng hơn 300 cây đuốc dự thi trong cuộc tuyển chọn "cây đuốc thần tượng-iconic torch" của giới thể thao Trung Quốc. Cây đuốc này dài 28 phân Anh và chỉ nặng 2.2 cân Anh. Cái cán đuốc màu đỏ, và nửa phần trên cây đuốc màu vàng kim loại có vẽ hoa văn những đám mây màu hoàng kim đậm và biểu tượng Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Theo lời giới thiệu của công ty Lenovo thì nó là một cây đuốc thế vận hội hiện đại kỷ thuật nhất từ trước tới nay. Nó được chế tạo với kỷ thuật cao để có thể còn cháy sáng ở một độ cao nhất thế giới trên ngọn núi Everest ở Hy Mã Lạp Sơn. Cái tính tự đắc của công ty Lenovo cũng giống như niềm kiêu hãnh của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp về những thành quả phát triển của mình, và nhân dịp Trung Quốc được đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 sẽ đem khoe khoang ra thế giới bên ngoài.


Cái tính tự đắc và niềm kiêu hãnh của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã nổi dậy mãnh liệt khi Uỷ Ban Thế Vận Hội Quốc Tế chấp thuận cho Trung Quốc quyền đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 có điều kiện là giới lãnh đạo trung ương đảng Trung Cộng hứa hẹn cải thiện các sinh hoạt đời sống nhất là tại Bắc Kinh theo tiêu chuẩn an toàn quốc tế và cải thiện các hồ sơ nhân quyền ở Trung Quốc. Một cách có chủ ý, cái chủ đề của Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 với hình vẽ hoa văn những đám mây là Đám Mây Hứa Hẹn – Cloud Of Promise bởi vì giới lãnh đạo trung ương đảng Trung Cộng đã hứa hẹn đủ thứ để được đăng cai thế vận hội tại Bắc Kinh.
Trong khi Công ty Lenovo giới thiệu cây đuốc của họ để tranh đua với các cây đuốc khác trong cuộc tuyển chọn thì nói cái chủ đề cây đuốc thế vận hội là Đám Mây Hứa Hẹn – Cloud Of Promise, nhưng một viên chức Trung Cộng phụ trách tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh lại giải thích hình vẽ những đám mây trên cây đuốc thế vận hội là Đám Mây Hài Hoà – Cloud Of Harmony, một biểu tượng thích hợp đầy ý nghĩa nhằm để mô tả tình trạng hài hoà của toàn xã hội Trung Quốc hiện nay.


Một cách thật trớ trêu như muốn chọc giận các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp, bởi vì thực sự tình trạng của toàn xã hội Trung Quốc đã đang không được hài hoà (state of complete agreement). Cái hình vẽ Đám Mây Hài Hoà - Cloud Of Harmony trên Cây Đuối Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 đã có màu sắc nhuốm máu của người dân Tây Tạng vừa mới bị trấn áp tàn bạo ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng và các thành phố khác lân cận với Lhasa có nhiều người Tây Tạng cư trú trong nước Trung Quốc. Song song với việc sử dụng sức mạnh của cảnh sát, lực lượng bán quân sự phòng vệ, và bộ đội chính quy để mau chóng dập tắt cuộc-biểu-tình-ôn-hoà-đã-trở-thành-bạo-loạn, giới lãnh đạo trung ương đảng Trung Cộng còn mạnh mẽ cáo-buộc Đức Đạt Lai Lạc Ma đã xúi giục người Tây Tạng gây ra những cuộc biểu tình bạo loạn ở Lhasa để làm xấu hình ảnh và làm mất uy tín của nước Trung Quốc trước khi có Thế Vận Hội Bắc Kinh vào tháng Tám sắp tới.


Hầu như mọi người đều công nhận rằng Đức Đạt Lai Lạc Ma là biểu tượng cho cái thiện, đức tin tôn giáo, đấu tranh bất bạo động để giành lại công lý và nhân quyền, không chỉ riêng cho nhân dân Tây Tạng của Ngài mà còn cho tất cả người dân bị áp bức ở trên toàn thế giới. Danh tiếng và uy tín của Đức Đạt Lai Lạc Ma là một lãnh tụ chính trị của Chính Phủ Tây Tạng lưu vong, một lãnh tụ tôn giáo đồng thời là một lãnh đạo tinh thần của toàn thể nhân dân Tây Tạng hiện ở trong và ngoài nước Tây Tạng đều khiến cho mọi người quí mến và kính phục. Tuy nhiên, danh tiếng và uy tín của Ngài luôn luôn khiến cho các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp rất khó chịu và họ đã đang cố tìm mọi cách để hãm hại và triệt hạ Ngài.


Trong các chiến dịch "Chống-Đạt-Lai-Lạc-Ma" của Trung Cộng nổi bật nhất là Zhang Qingli hiện giữ chức bí thư khu uỷ tại Khu Tự Trị Tây Tạng, ông ta xuất thân từ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Mao Trạch Đông và là một đàn em thân tín đắc lực của đương kim Chủ Tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào, người đã từng trấn áp tàn bạo cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng trong năm 1989 chỉ một thời gian ngắn trước biến cố Quảng Trường Thiên An Môn 1989.


Trong năm 2005 viên bí thư khu uỷ Zhang Qingli đã tỏ thái độ bạo ngược trịch thượng của một lãnh chúa cộng sản độc tài toàn trị quốc gia Phật Giáo Tây Tạng khi phát biểu "Đảng Cộng Sản thì như là Cha Mẹ đối với nhân dân Tây Tạng, và Đảng luôn luôn xem xét những gì mà Con Cái cần. Uỷ Ban Trung Ương Đảng là một Đức Phật thật sự cho nhân dân Tây Tạng – The Communist Party is like the parent to the Tibetan people, and it is always considerate about what the children need. The Central Party Committee is the real Buddha for Tibetans."Hiện nay các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh và ở tại thủ đô Lhasa-Tây Tạng đang xiết chặt sự kiểm soát người dân Tây Tạng thực hành các nghi lễ Phật Giáo và ngăn cản các cách trưng bày thể hiện niềm hãnh diện văn hoá truyền thống Tây Tạng. Viên bí thư khu uỷ Zhang Qingli đã ra lệnh cho tất cả nhân viên chính phủ Khu Tự Trị Tây Tạng cứ mỗi định kỳ ba tháng là phải viết tờ phản đối và lăng mạ Đức Đạt Lai Lạc Ma để trình lên cấp trên của họ. Ông ta còn cho áp dụng lại một chính sách ngăn cấm học sinh sinh viên Tây Tạng và công chức chính phủ Khu Tự Trị Tây Tạng không được phép đến thăm viếng các chùa chiền tu viện Phật Giáo hoặc không được phép tham dự những buổi cầu nguyện hay những ngày lễ hội Phật Giáo.Kể từ năm 2006, viên bí thư khu uỷ Zhang đã làm sôi nổi trở lại chiến dịch "Chống Đức Đạt Lai Lạc Ma" và gia tăng cường độ "giáo dục ái quốc" cho các tu sĩ Phật Giáo ở tất cả tu viện Phật Giáo Tây Tạng. Các tu sĩ giờ đây bị buộc phải tham dự những buổi học tập dài nhiều tiếng đồng hồ để nghe thầy giáo Trung Cộng giảng dạy lịch sử Tây Tạng và cũng để bôi nhọ thanh danh của Đức Đạt Lai Lạc Ma. Ở Tây Tạng đã có lệnh nghiêm cấm người dân Tây Tạng trưng bày hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạc Ma dưới mọi hình thức và ở bất cứ nơi nào. Ai không chấp hành đều bị trừng phạt rất nặng. Đã có một trường hợp đáng buồn xảy ra ở trường Đại Học Tây Tạng tại thủ đô Lhasa là một chàng sinh viên trẻ người Tây Tạng đã bị cảnh sát trường đại học dần-cho-một-trận-nhừ-tử về cái tội cả gan dám đeo trên cổ một sợi dây chuyền với một chiếc mề-đay có tấm hình bán thân của Đức Đạt Lai Lạc Ma.


Trong những ngày người dân Tây Tạng ở thủ đô Lhasa bắt đầu tuần hành biểu tình ôn hoà để kỷ niệm 49 năm cuộc nổi dậy chống Trung Cộng không thành công và Đức Đạt Lai Lạc Ma phải đào-tị ở Dharamsala- Ấn Độ cho tới nay. Các cuộc tuần hành biểu tình ôn hoà đã bị những lực lượng cảnh sát, bán quân sự phòng vệ, và bộ đội chính quy của Trung Cộng bao-vây-ngăn-chặn-cô-lập-trấn-áp-dập-tắt. Hiện nay, các cơ quan điều tra độc lập của tây phương đã thu thập được những bằng chứng là có một số nhân viên cảnh sát Trung Cộng đã giả dạng các nhà sư Tây Tạng để khiêu khích và kích động bạo lực hầu tạo ra cho các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng tại Bắc Kinh và ở Lhasa cái chính nghĩa dẹp bạo loạn Tây Tạng.


Đức Đạt Lai Lạc Ma cho biết là Ngài rất lo ngại sẽ có nhiều bạo động và máu đổ trong khi tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng đã điều động thêm nhiều lực lượng bộ đội chính quy tràn ngập những thành phố có người dân Tây Tạng biểu tình. Ngài đã khẩn thiết yêu cầu cộng đồng thế giới giúp đỡ, Ngài nói " Xin Quí Vị vui lòng nghĩ đến, thăm hỏi tới những thường dân vô tội không vũ trang, không-tự-lo-liệu-được-mà-không-được-giúp-đỡ, những người yêu quí nền văn hoá Tây Tạng một cách đơn giản và họ không đành lòng để chấp nhận những người khác hà hiếp họ. Giờ đây họ đang đối diện với cái chết. Như vậy rất đau buồn."


Kết quả của đối-diện-với-cái-chết là theo nguồi tin của Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong "hơn 140 người dân Tây Tạng đã bị giết chết" trong khi nguồn tin của cả hệ thống truyền thông quốc doanh Trung Cộng thì "chỉ có 13 người chết do chính người Tây Tạng biểu tình bạo động tự gây ra". Có một sự thật cần phải nhắc lại đây là trong suốt thời gian biến cố "chỉ có những thông-tín-viên-nhà-nước-Trung-Cộng mới được phép tới Tây Tạng và đi vào các khu vực có người biểu tình"; tất cả thông tín viên ngoại quốc không được phép tới Tây Tạng, riêng những người đã được phép tới Tây Tạng trong những ngày trước đó đều bị giới chức thẩm quyền an ninh sở tại yêu cầu, đúng hơn là trục xuất, rời khỏi thủ đô Lhasa càng sớm càng tốt. Cũng có những thông tín viên ngoại quốc gan dạ đã mạo hiểm đi-chui vào thủ đô Lhasa hoặc những thành phố lân cận như Tứ Xuyên, Cam Túc có các cuộc biểu tình để thu thập tin tức và làm phóng sự truyền hình; tuy nhiên, hầu như họ đều không được may mắn để tránh khỏi các lực lượng an ninh Trung Cộng phát hiện và tịch thu máy chụp hình lẫn những cuộn phim mà họ đã thu hình ảnh biểu tình. Cả hệ thống truyền thông quốc doanh Trung Cộng đều chỉ có một nguồn Tân Hoa Xã đã kiểm soát chặt chẽ hình ảnh và nội dung tường thuật cuộc nổi dậy của người Tây Tạng ở thủ đô Lhasa là bạo động khủng bố do người Tây Tạng đốt phá cơ sở thương mại của người Hán tộc hoặc là tấn công và giết chết các thương gia Hán tộc. Tuyệt nhiên không có một hình ảnh hay một bài tường thuật nào đề cập tới nỗi đau khổ và hơn 140 người dân Tây Tạng đã bị giết chết. Trong khi Tân Hoa Xã loan tin là các lực lượng cảnh sát, bán quân sự phòng vệ, và bộ đội chính quy Trung Cộng đã không nổ súng bắn người Tây Tạng biểu tình, nhưng những du khách ngoại quốc tình cờ là chứng nhân tại chỗ lại cho biết là đã có nghe nhiều tiếng súng nổ hàng loạt. Những hình ảnh thu được trong máy điện thoại di động, máy chụp hình, và máy quay phim cá nhân của họ đều đã bị xoá bỏ khi nhân viên an ninh nhận ra họ có mặt tại hiện trường.


Tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng đã quyết liệt ngăn chặn việc phát tán hình ảnh và tin tức liên quan tới biến cố thủ đô Lhasa-Tây Tạng bằng cách "Ỉm-Đi/Blackout" các làn sóng trên kênh quốc tế truyền thanh truyền hình CNN, BBC, và kênh liên mạng YouTube. Như vậy, tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng đã thành công lớn trong nổ lực ngăn chặn bưng bít sự thật của cuộc biểu tình ở thủ đô Lhasa của người Tây Tạng, và họ đã đạo diễn nó trở thành môt cuộc nổi dậy bạo động khủng bố chủng tộc do người dân Tây Tạng phá hoại giết hại người Hán tộc ở Tây Tạng. Với ý đồ gây chia rẽ các dân tộc trong nước để dễ bề thống trị, các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng tại Bắc Kinh và tại Lhasa đã hô-biến cuộc biểu tình ôn hoà của người dân Tây Tạng thành cuộc bạo loạn thù ghét người Hán tộc. Hậu quả tâm lý của vở-kịch-bạo-loạn-Lhasa-Tây-Tạng là sau khi xem xong những hình ảnh của Tân Hoa Xã công bố và bình luận về sự bạo động của người dân Tây Tạng ở thủ đô Lhasa, người Hán tộc ở khắp nơi trong và ngoài nước Trung Quốc càng không ưa thích người Tây Tạng.


Hơn nữa, tập đoàn cầm quyền trung ương Trung Cộng luôn luôn tìm cách hãm hại triệt hạ uy tín của Đức Đạt Lai Lạc Ma, thì giờ đây là một cơ hội bằng vàng do người dân Tây Tạng ở thủ đô Lhasa vô tình tạo ra cho họ gian xảo lợi dụng nhằm mục đích cuối cùng là bôi nhọ thanh danh của vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng đã từng nổi tiếng là tuyệt đối đấu tranh bất bạo động và chủ trương đối thoại. Một cách gian xảo và độc ác, các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng tại Bắc Kinh và tại Lhasa đã nhẫn tâm áp dụng chiến thuật "Bế Môn Đả Cẩu Nội Thất- Đóng Cửa Đánh Chó Trong Nhà". Đó là lợi dụng đúng lúc người dân Tây Tạng đi biểu tình ở các địa phương đưa ra lý do tình hình bất ổn để ngăn chặn cấm đoán giới truyền thông ngoại quốc tiếp cận các đám biểu tình và kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông quốc doanh trong nước để không một tin tức hoặc hình ảnh nào bất lợi có thể lọt ra ngoài; sử dụng các lực lượng cảnh sát, bán quân sự phòng vệ, và bộ đội chính quy có sức mạnh áp đảo để đạo diễn ra những cảnh tượng thảm kịch xung đột hận thù chủng tộc giữa những người Tây Tạng với những người Hán tộc và Hồi tộc; rồi sau cùng thẳng tay trấn áp người dân Tây Tạng với chiêu bài chánh nghĩa là dẹp bạo loạn Tây Tạng để bênh vực người Hán tộc và Hồi tộc. Khi Tân Hoa Xã đưa ra những hình ảnh người dân Tây Tạng đốt phá các cơ sở thương mại của người Hán tộc và giết hại các thương gia Hán tộc, hoặc xung đột bạo hành người dân Hồi tộc, chính là các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng tại Bắc Kinh và tại Lhasa đã toàn lực tấn công Đức Đạt Lai Lạc Ma, bôi nhọ thanh danh và uy tín của Ngài vì họ đã lớn tiếng buộc tội Ngài đứng phía sau xúi giục người dân Tây Tạng nổi dậy gây bạo loạn chủng tộc có chết người để làm xấu hình ảnh của nước Trung Quốc và làm tổn hại danh tiếng của chính phủ Trung Cộng trong việc tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008. Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe người cầm đầu đảng Trung Cộng trong tuần vừa qua đã lăng mạ Ngài là "một Con Quỷ với Gương Mặt Người nhưng Trái Tim của Dã Thú - a Devil with a Human Face but the Heart of a Beast."


Đức Đạt Lai Lạc Ma đã lên tiếng bác bỏ lời cáo-buộc của Trung Cộng vì Ngài không bao giờ xúi giục người dân Tây Tạng hoặc bất cứ ai bạo động. Còn đối với lời lăng mạ vừa kể thì Ngài đáp lại rằng "Là một tu sĩ Phật Giáo, họ gọi tôi là cái gì cũng không thành vấn đề. Thế giới bên ngoài không tin rằng tôi là một con người quỷ quyệt, một Con Quỷ. As a Buddhist monk, it does not matter what they call me. The outside world doesn't believe that I am devil." Tuy nhiên, Ngài nghĩ rằng những lời lăng mạ như vậy là chỉ nhằm khuấy động một-thứ-tình-cảm-chống-người-Tây-Tạng ở trong nước Trung Quốc.


Câu Lạc Bộ Các Phóng Viên Ngoại Quốc Tại Trung Quốc đã phổ biến một bản yêu cầu nhà cầm quyền Trung Cộng phải lập tức cho phép những ký giả và thông tín viên ngoại quốc đi tới Tây Tạng. Câu Lạc Bộ Các Phóng Viên Ngoại Quốc Tại Trung Quốc đã đặt văn phòng chính thức tại Bắc Kinh vì căn cứ trên lời cam kết của nhà cầm quyền Trung Cộng là trong thời gian trước và trong khi có Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008, các phóng viên ký giả ngoại quốc đều có được sự tự do hoàn toàn trong công việc thu thập và truyền đi các tin tức và viết phóng sự ở bên trong Trung Quốc. Nữ ký giả Jocelyn Ford, chủ tịch uỷ ban quyền tự do truyền thông của Câu Lạc Bộ Các Phóng Viên Ngoại Quốc Tại Trung Quốc đã cho biết "Ở vào lúc mà Trung Quốc đang cam kết trở nên cởi mở hơn nữa với thế giới bên ngoài, thì việc ngăn cấm các thông tín viên và ký giả ngoại quốc đi tới Tây Tạng và các thành phố lân cận có người Tây Tạng biểu tình quả thật là một thất vọng rất lớn."


Hơn nữa, hầu như toàn thể người nước ngoài đang ở tại Tây Tạng đều bị bắt buộc rời khỏi Tây Tạng và ngay cả những thành phố lân cận có người Tây Tạng biểu tình thì người nước ngoài cũng được lệnh phải ra đi chỉ một lý do giản dị là để bảo vệ an ninh cho họ. Một lần nữa, nhà cầm quyền Trung Cộng muốn chắc chắn là ngay cả những người-ngoại-quốc-quan-sát-độc-lập cũng không được hiện diện khi nhà cầm quyền Trung Cộng áp dụng chiến thuật "Bế Môn Đả Cẩu Nội Thất-Đóng Cửa Đánh Chó Trong Nhà." Nếu các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp không có ý định nhanh chóng trấn áp tàn bạo người dân Tây Tạng ắt có đổ máu, thì họ không cần phải đóng-cửa-bịt-miệng-đánh-đập-giết-người-dân-yếu-đuối một cách mờ ám, rồi sau đó tự quảng cáo cho mình cái thành tích dẹp bạo loạn khủng bố chủng tộc có hiệu quả.


Trong hơn 50 năm vừa qua dưới sự cai trị độc tài hà khắc của Trung Cộng, người dân Tây Tạng đã rất bất mãn với các chính sách cai trị bất công của nhà cầm quyền Trung Cộng tại Lhasa, cụ thể như họ bị giới hạn trong việc thực hành các nghi lễ Phật Giáo truyền thống. Các tập đoàn lãnh đạo đảng Trung Cộng tại Bắc Kinh và tại Lhasa có lẽ đã ngu dốt không biết hay là đã cố ý không đếm xỉa gì tới cái truyền thống văn hoá Phật Giáo Tây Tạng, một nền văn hoá đã phát triển từ mấy ngàn năm trước ở tại một tiểu quốc Tây Tạng Phật Giáo độc lập đồng thời với triều đại Đại Đường của Trung Quốc. Đường-Tam-Tạng-Trần-Huyền-Trang là một nhà sư, một nhân vật lịch sử có thật đã từng đặt chân tới tiểu quốc Tây Tạng Phật Giáo trong thời gian nhà sư này tây du Ấn Độ để mang về cho Đại Đường của Trung Quốc những tinh hoa của Phật Giáo. Trước kia các Đại Vương của Đại Đường đã không sáp nhập đất đai Tây Tạng tại sao giờ đây những người cầm quyền đảng Trung Cộng hiện đại muốn viết lại và sửa đổi lịch sử để hô-biến tiểu quốc Tây Tạng Phật Giáo độc lập thành một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc?


Đường-Tam-Tạng đã đem về cho người Trung Quốc ba-chữ-ngàn-vàng-THAM-SÂN-SI của triết lý Phật Giáo để người Trung Quốc cộng thêm vào cái triết lý Khổng-Mạnh sẵn có mà làm giàu thêm cho nền văn minh Trung Hoa của mình. THAM là chữ-ngàn-vàng đầu tiên mà những người cộng sản Trung Quốc vẫn còn đang-ngậm-cứng-trong-miệng hoặc đang-bị-mắc-nghẹn-cuống-họng nên chưa-tiêu-hoá-được. Vì là người-cộng-sản-chí-cốt xuất thân từ giai cấp công-nông, nhất là bần-cố-nông chưa từng có một tấc đất, cho nên khi họ có quyền hành trong tay là những đảng viên cộng sản bần cố nông này trở nên THAM một cách say mê sở hữu ruộng đất. Danh từ "cộng sản" được hiểu theo nghĩa hiện đại là cộng thêm tài sản của cá nhân đảng viên để tích luỹ cho nhiều hơn để làm giàu thêm. Và với chủ trương để cho đảng viên cộng sản làm giàu trước đã được Đặng Tiểu Bình khởi xướng, Trung Cộng đã có ý đồ của một đế quốc hiện đại tích cực thực hiện những hoạt động thực dân kiểu mới. Một trong những hoạt động thực dân kiểu mới của Trung Cộng ở tại Tây Tạng là những-tập-đoàn-cộng-sản-cầm-quyền-địa-phương đã tịch thu ruộng đất của dân làng để phát triển gia cư địa ốc cho tư lợi trong khi dân-làng-bị-mất-nhà-cửa-mất-ruộng-đất thì không được hưởng một lợi ích nào. Ngoài lòng tham lam đất đai, các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng từ trung ương xuống tới địa phương còn có lòng tham lam khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức quá độ đến nỗi đã thực sự làm tổn hại hoặc hoàn toàn huỷ hoại môi sinh thiên nhiên trong vùng Hy Mã Lạp Sơn mà đối với toàn thể người dân Tây Tạng đều quý trọng và xem như những vùng đất tôn giáo thiêng liêng.


Nếu chỉ nhằm phục vụ cho ý đồ đồng hoá người dân Tây Tạng thiểu số vào các cộng đồng đa số Hán tộc thì chính sách di dân của Trung Cộng đã cho thấy không thích hợp với đất-nước-và-con-người-Tây-Tạng. Thực tế đã cho thấy người dân Hán tộc trong suốt thời gian được định cư tại Tây Tạng vừa qua đã không thể nào hoà nhập được với các cộng đồng người dân Tây Tạng, hoặc ngược lại người dân Tây Tạng cũng không thể nào kết bạn được với người Hán tộc. Họ đã thực sự sinh sống một cách rất riêng rẽ, sự chung đụng có vẻ hoà hợp trong sinh hoạt hàng ngày của một xã hội có vẻ hài hoà theo cách tuyên truyền của Trung Cộng chỉ là bề mặt giả tạo để che đậy một sự độc tài toàn trị trấn áp hà khắc! Do kết quả của sự di dân, ở trong lãnh thổ Tây Tạng hiện nay dân số người Hán tộc đã chiếm đa số áp đảo người dân Tây Tạng. Cũng chính vì yếu tố dân số di dân áp đảo này đã có ảnh hưởng mạnh lên tâm lý của người dân Tây Tạng. Người Tây Tạng ở cả trong và ngoài nước Tây Tạng đều cho rằng các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp hiện nay là một thứ Thực-Dân-Mới đã đang huỷ hoại phong tục tập quán và văn hoá Phật Giáo truyền thống của nhân dân Tây Tạng. Nền kinh tế tại Tây Tạng hiện nay nếu có phát triển mọi mặt theo cách nói tuyên truyền của các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng, địa phương cũng như trung ương, thì chỉ đem lại lợi ích cho người Hán tộc di dân. Những lợi ích này chỉ có căn cứ trên sự phân biệt đối xử của chủ nghĩa Dân-Tộc-Đại-Hán-Siêu-Đẳng đã đang tạo ra sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng rộng lớn hơn giữa người di dân Hán tộc và người dân Tây Tạng cũng như người dân Hồi tộc. Chính sự cách biệt giàu nghèo càng lúc càng nghiêm trọng này đã đang làm tan vỡ cái xã-hội-hài-hoà-Trung-Quốc-giả-tạo, và sẽ khiến cho sự bất-mãn-chủng-tộc có dịp bột phát bạo loạn dữ dội ở bên trong nước Trung Quốc.


Cái bộ mặt phồn thịnh của một xã-hội-hài-hoà-Trung-Quốc-giả-tạo dưới một bàn tay sắt Trung Cộng đã tan vỡ qua thời gian có biến cố thủ đô Lhasa-Tây Tạng và ở các thành phố lân cận có nhiều người dân Tây Tạng sinh sống. Khi phải đè nén chịu đựng sự áp bức quá lâu người dân Tây Tạng đã trở nên gan dạ liều chết. Họ đã không còn sợ hãi dùi-cui-lựu-đạn-cay-lưỡi-lê-họng-súng-của-cảnh-sát-bộ-đội-Trung-Cộng nữa, và họ có thể đã chống cự mãnh liệt khi bị những người lính Trung Cộng bao vây xô xát trấn áp. Bởi vì không có sự quan sát độc lập của giới truyền thông quốc tế cho nên không thể biết rõ con số người bị chết bị thương chính xác là bao nhiêu. Nhưng cho dù các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã có thể mau chóng dập tắt những cuộc biểu tình bạo loạn của người Tây Tạng, thì họ cũng đã rõ ràng thất bại trong các chính sách quản lý cai trị Tây Tạng bởi vì họ đã không được người dân Tây Tạng kính phục yêu chuộng. Một cách truyền thống, người dân Tây Tạng luôn luôn đưa tặng những dải khăn quàng cổ bằng lụa màu trắng để tỏ lòng chào đón người khách đến thăm viếng Tây Tạng. Có những du khách ngoại quốc đã chứng kiến tại thủ đô Lhasa trong lúc biểu tình, người dân Tây Tạng đã phủ đầy mặt đường phố bằng những dải giấy vệ sinh màu trắng để tỏ thái độ rõ ràng cho biết là người Hán tộc Trung Cộng đã không còn được hoan nghinh ở Tây Tạng lâu hơn nữa và nên rời khỏi Tây Tạng càng sớm càng tốt.


Biến cố bạo loạn ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng và ở các thành phố lân cận có nhiều người Tây Tạng cư ngụ trong nước Trung Quốc đã thực sự cho thấy cái chiêu bài tuyên truyền HÀI HOÀ-HARMONY (a state of complete agreement) mà các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã đang cố sức tô-son-điểm-phấn cho toàn-cảnh-xã-hội-Trung-Quốc trong thời gian trước Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 chỉ là gian trá lừa gạt mọi người. Cái hình vẽ Đám Mây Hài Hoà - Cloud Of Harmony trên Cây Đuối Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 đã có màu sắc nhuốm máu của người dân Tây Tạng vừa mới bị trấn áp tàn bạo ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng và các thành phố khác ở trong nước Trung Quốc.


Trong lúc Ngọn Lửa Olympic và Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 rời khỏi thủ đô Bắc Kinh vào ngày 31 tháng 3 năm 2008 để bắt đầu một Hành Trình Hài Hoà – Journey Of Harmony như các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã đang tuyên truyền, thì song song với Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh cũng đã đang có một Cây Đuốc Tây Tạng do những người dân Tây Tạng lưu vong và những người ngoại quốc ủng hộ cho Tây Tạng dân chủ tự do và nhân quyền mang đi vòng quanh thế giới để kêu gọi nhân dân các nước dân chủ tự do hãy quan tâm tới hiện tình của Tây Tạng dưới ách nô lệ Trung Cộng. Cùng thời gian với Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh tới một thành phố nào thì cũng sẽ có những cuộc biểu tình của nhân dân ở thành phố đó để phản đối các chính sách bất nhân của Trung Cộng và để lên án những người lãnh đạo Trung Cộng đã yểm trợ tội ác diệt chủng ở tỉnh Darfur của nước Sudan ở Phi Châu, cũng như đã yểm trợ tập đoàn quân phiệt độc tài Miến Điện trấn áp đẫm máu các nhà sư Miến Điện và thường dân Miến Điện trong các cuộc biểu tình ôn hoà đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền ở Miến Điện trong tháng 9 năm 2007 vừa qua; nhất là để quyết liệt phản đối các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp đã không tôn trọng các quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, và tất cả các quyền-con-người nói chung ở trong nước Trung Quốc như họ đã từng long trọng hứa hẹn cam kết cải thiện các hồ sơ nhân quyền cho một xã-hội-thực-sự-hài-hoà-Trung-Quốc. Nói cụ thể là họ vẫn còn giam cầm 60 công dân Trung Quốc hoạt động dân chủ đã bị bắt trong biến cố Thiên An Môn 1989 cho tới nay.
Kết luận, trên thực tế đã cho thấy rõ ràng là hình vẽ hoa văn những đám mây trên Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 với chủ đề "Đám Mây Hài Hoà – Cloud Of Harmony" đã mô tả không trung thực một xã-hội-hài-hoà-Trung-Quốc-giả-tạo, và trên lộ trình rước Ngọn Lửa Olympic với Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh Mùa Hè 2008 đã có nhuốm máu nhân dân Tây Tạng cho nên đã đang và sẽ còn bị nhiều người biểu tình phản đối ở các thành phố mà nó đi qua; như vậy trước khi về tới Sân Vận Động Thế Vận Hội Bắc Kinh, Cây Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đã đang và sẽ đi song song với Cây Đuốc Tây Tạng, cho nên nó đã đang và sẽ không vượt qua được một "Hành-Trình-Hài-Hoà-Journey-Of-Harmony" tốt đẹp như các tập đoàn cầm quyền Trung Cộng ở các cấp mong muốn.


Những ĐÁM-MÂY-HÀI-HOÀ trên HÀNH-TRÌNH-HÀI-HOÀ ở THỰC-TẾ-KHÔNG-ĐƯỢC-HÀI-HOÀ-CHÚT-NÀO. CLOUD-OF-HARMONY ON JOURNEY-OF-HARMONY IN REALITY-IS-NOT-HARMONIOUS-AT-ALL./.


Thuỷ-Triều
31/03/2008

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2008

NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN: CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG


NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN: CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG.
Thuỷ-Triều

Chân dung Trần Dần (Ký họa bút chì năm 1986 của Nguyễn Đình Đăng)
Trong bài viết này tác giả đã cố ý dùng điệp-ngữ, điệp-ý, dấu-gạch-nối giữa các chữ, và đảo-ngữ của nghĩa chữ Việt như một điệp-khúc lặp lại nhiều lần trong một-bài-hát-vè-có-vần-điệu.

Có một chi tiết về chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần cần phải được nhắc đến ngay là với văn-bằng-Tú-Tài-Pháp chàng đã chắc chắn có thừa khả năng ngoại ngữ Anh-Pháp, nhất là Pháp Văn để đọc trực tiếp các nguyên bản tác phẩm văn chương, triết học, khảo luận của các nhà văn nhà thơ nhà hội hoạ ngoại hạng tiêu biểu như Pablo Picasso của Tây Ban Nha; George Bernard Shaw, George Orwell, và Bertrant Russell của Anh Quốc, Jean Paul Sartre, Simone De Beauvoir, và Albert Camus của Pháp Quốc; John Steinbeck và Earnest Hemingway của Mỹ Quốc; Garcia Marquez của Trung-Mỹ La-Tinh; (những triết-gia-văn-thi-hoạ-sĩ-vừa-kể-đã-từng-là-đảng-viên-cộng-sản-cảm-tình-viên-cộng-sản, không kể những văn-thi-sĩ–Nga-Sô-Viết và Trung Quốc) cũng như tác-phẩm-của-tất-cả-các-nhà-trí-thức-tây-phương-khuynh-tả-thời-thượng-phản-kháng-chủ-nghĩa-tư-bản-cổ-vũ-phong-trào-giải-thực-dân-tộc-tự-quyết-chủ-nghĩa-xã-hội-không-cộng-sản, vân vân, và các-loại-tin-tức-nhật-báo-tuần-báo-nguyệt-san-bằng-ngoại-ngữ-Anh-Pháp được phổ biến lưu hành ở trong nước Việt Nam trước và sau năm 1945, thời gian trước và sau khi nước Việt-Nam-Dân-Chủ-Cộng-Hoà ra đời. Chàng thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần chắc đã từng có một sức-mạnh-đọc-hiểu-viết-nói-Việt-Pháp-Anh-Ngữ ở mức không phải bình thường khi làm công việc phiên dịch sách báo thời đó.

Ngày xưa ở trong khu-rừng-văn-chương Việt-Nam vào lúc giao-thời-đông-tây, chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã ra sức khai hoang mở ra nhiều lãnh vực sáng tác rất phì nhiêu màu mỡ, nhưng vì bị tập-đoàn-đảng-trị-khoanh-vùng-qui-hoạch-văn-học cho nên chàng-chưa-thể-cùng-ai-hoặc-ai-chưa-thể-cùng-chàng-lập-nhóm-thi-văn-đoàn-trường-phái Tượng-Trưng-để-tiếp-sức-nhau-chăm-sóc-trăm-hoa-ngàn-lá. Các lô-đất-văn-chương-khai-hoang của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần vì vậy mãi cho tới hôm nay vẫn còn-trinh-nguyên-giá-trị-ban-đầu-không-bị-ô-nhiễm. Trước khi có thể đọc được hết toàn-bộ-di-cảo-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần, hoặc ít nhất những tuyển-tập-văn-thi-hoạ-Trần-Dần-được-xuất-bản, chúng tôi chỉ có thể hình dung ra được một văn-phong-thi-cách-hoạ-kiểu-độc-đáo-Trần-Dần. Giới-hạn-nhận-dạng chỉ có như vậy thôi, bởi vì chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-đã-từng-không-giống-ai, và chàng cũng đã từng khẳng định là không-muốn-giống-ai-hoặc-muốn-ai-giống-mình khi bị ràng buộc phải trú ngụ ở trong một cái-trại-văn-nghệ-sĩ-tập-thể-hiện-thực-xã-hội-chủ-nghĩa-Việt-Nam-ngày-xưa và bị-chỉ-huy-bởi-một-tập-thể-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù.

Chúng tôi thực sự rất xúc động khi hình dung ra một-tình-cảnh-bi-tráng-của-một-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-phải-ngày-đêm-vật-lộn-với-chính-cái-bóng-của-mình-để-rồi-cuối-cùng-nhảy-qua-khỏi-chính-cái-bóng-của-mình-một-cách-tuyệt-vời. Một cách quá khốn nạn, cái-tập-thể-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-kia-đã-khai-trừ-khai-tử-chàng-đã-cắt-tay-cắt-chân- chàng-đã-hãm-hại-hành-hạ-chàng-cho-tới-chết, và chúng nghĩ rằng chàng đã chết rồi kể từ năm 1958. Sự thật trái ngược lại với điều mong muốn của những-kẻ-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-kia, chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần vẫn-sống-mạnh-khoẻ-dẽo-dai-chịu-đựng-dằn-vặt-xót-xa-khổ-lòng-vì-chữ-với-nghĩa-của-nền-văn-học-Việt-Nam.

Trong-37-năm (khởi-từ-1960-cuộc-xung-đột-Trung-Sô-lên-tới-cực-điểm-Cộng-Sản-Bắc-Việt-khởi-động-chiến-tranh-xâm-lược-miền-Nam-VN-dưới-chiêu-bài-giải-phóng-dân-tộc-Trần-Dần-bắt-đầu-quy-ẩn-giang-hồ-cho-tới-1997-quy-tiên-tuyệt-đối-không-quy-hàng-tư-tưởng-Cộng-Sản)-cô-đơn-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-phải-vật-lộn-với-chính-cái-bóng-của-mình-để-giành-lại-cho-nền-văn-học-Việt-Nam-một-bộ-di-cảo-đồ-sộ-với-hơn-200-hồ-sơ gồm có thơ, tiểu thuyết, sổ tay, ghi chép, nhật ký, dịch thuật, hội hoạ và đã hoàn tất 30 tác phẩm văn chương. Trị-giá-của-những-lô-đất-khai-hoang-này-trong-khu-rừng-văn-chương-Việt-Nam-vẫn-còn-nguyên-giá-trị-ban-đầu, bởi vì có một điều chắc chắn là những-lô-đất-khai-hoang-này-đã-không-bị-ô-nhiễm-bởi-cái-tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ở-nước-CHXHCN-Việt-Nam-ngày-xưa-ngày-nay-như-đúc-một-khuôn.

Gần đây, Tuyển-tập-Trần-Dần-Thơ đang được nhiều người trong và ngoài nước Việt-Nam vui mừng nôn nóng chờ đón được chiêm ngưỡng chàng-thi sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-tái-xuất-giang-hồ-từ-một-ngọn-đèn-thần-có-bàn-tay-của-nhà-xuất-bản-Đà-Nẵng-Công-Ty-Nhã-Nam-xoa-vào. Thật trớ trêu thay, khi lớp khói huyễn hoặc chưa tan và chàng chưa kịp lộ mặt thì bị ngay những kẻ cướp xuất hiện giật lấy ngọn đèn thần đem giấu đi đâu (?)

Chúng tôi không thể biết được hoặc tưởng tượng thêu dệt ra được những cảm xúc của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-đã-khổ-lòng đến mức độ nào trong một-tình-cảnh-hoàn-toàn-cô-thế-cô-đơn. Nhà văn Garcia Marquez đã có "Một Trăm Năm Cô Đơn – One Hundred Years Of Solitude" rất là nổi tiếng văn chương Trung-Mỹ-La-Tinh trên thế giới. Khi chưa được đọc tuyển tập Trần Dần-Thơ, chúng tôi chưa biết được 37-năm-cô-đơn-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần như thế nào. Tuy nhiên, có một điều chúng tôi có thể biết chắc là chàng vẫn còn giữ mãi trong lòng chàng một-niềm-hy-vọng-cho-dù-đôi-khi-hy-vọng-mong-manh-leo-lét-ngọn-nến. Niềm hy vọng đã nâng đỡ cho chàng sống-thêm-được-một-ngày-nắng-sống-qua-được-một-đêm-mưa. Niềm hy vọng đã giữ chặt tay chàng không thêm một lần-tự-cứa-cổ trong khi mỗi ngày chàng phải chịu đựng những-cái-hữu-lý-những-cái-phi-lý-những-cái-không-những-cái-có-những-cái-thật-những-cái-giả-những-cái-buồn-nôn-láo-toét-những-cái-đớn-hèn-khoa-trương-những-cái-nói-láo-được-khen-những-cái-nói-thật-bị-phạt-những-cái-yêu-những-cái-ghét-của-những-cảnh-đời-đầy-ấp-bất-trắc-hoạn-nạn-tai-ương-gây-ra-bởi-CÁI-ÁC-nhất-thời-áp-đảo-mạnh-hơn-CÁI-THIỆN. Luôn luôn niềm hy vọng đã giữ chặt tay chàng không thêm một lần tự-cứa-cổ bởi vì chàng đã tự-giác-ngộ và chàng đã hết lòng tin rằng cuối cùng CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG với TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT với trọn vẹn yêu thương, "Em ơi em! Cái này đỏ lắm, gọi là TIM Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất." Chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần ngay từ năm 1955 đã xác tín một điều CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG để thống-nhất-đất-nước-thống-nhất-nhân-tâm-toàn-dân-Việt-Nam-chỉ-bằng-MỘT-TRÁI-TIM.

Trong thời gian này Thủ Tướng Khrushchev của Liên Sô đã thực hiện phóng thích an dưỡng hàng ngàn người tù chính trị đã từng bị Ác-Tặc-Stalin giam cầm ở các trại tù lao cải Tây Bá Lợi Á nhằm thúc đẩy tan băng của Chiến Tranh Lạnh trong thập niên 1950. Ngược lại, ở Trung Quốc tập đoàn cầm quyền Tàu-Cộng đã bắt giữ nhà văn Hồ Phong bởi tội công bố bức thư ngỏ phê phán tập đoàn cầm quyền Tàu-Cộng có "năm lưỡi dao" đâm vào tim óc của văn nghệ sĩ Trung Quốc. Và ở miền Bắc Việt Nam có cả một tập thể Hội Văn Nghệ với 150 văn nghệ sĩ tham gia đấu tố nhà thơ Trần Dần với bài thơ "Nhất Định Thắng". Họ kết án Trần Dần là học trò của Hồ Phong phản-động-chống-đảng-chống-giai-cấp-công-nông. Họ đã bắt chàng bỏ vào Hoả Lò ở Hà Nội khiến cho chàng quá uất ức vì bao nhiêu người đã không hiểu được chàng, cho nên chàng tự quyết định số mạng của mình theo đúng tinh thần "dân tộc tự quyết-self determination" như triết gia Pháp Jean Paul Sartre đã từng cổ vũ hiện-sinh-cá-nhân-tự-do cũng như phong-trào-giải-thực-dân-tộc-tự-quyết. Chàng đã không muốn để cho cái-tập-thể-đui-điếc-câm có quyền quyết định vận mạng của chàng theo đúng lời tuyên truyền của đảng vận động nhân dân giành quyền làm chủ vận mạng của dân. Một cách trêu ngươi, định mệnh đã không để cho chàng chết; ngược lại, định mệnh đã bắt chàng phải-sống-không-đứng-phải-nằm cho ngẫu nhiên trùng hợp với cái tên độc đáo của chàng: TRẦN-DẦN-đã-trở-thành-một-con-cọp-nằm, một-NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN-với-một-sức-lực-dồi-dào-sáng-tác-văn-thi-hoạ-độc-đáo-Trần-Dần-mãnh-hổ.

Có thể nói một cách không võ đoán là chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã có biết tới những nhà văn nhà soạn kịch hiện thực xã hội hoặc là triết gia khuynh tả như George Bernard Shaw, George Orwell, Jean Paul Sartre và Simone De Beauvoir, Bertrant Russell, Earnest Hemingway, John Steinbeck, Garcia Marquez, đã được những người cầm quyền Liên Sô và Trung Cộng mời-mọc-ân-cần-chiêu-dụ-chiêu-đãi-đi-đến-thăm-viếng những "Thiên Đàng Hạ Giới" của người cộng sản để tham-quan-tham-luận-để-quảng-cáo-tuyên-truyền-nề-nếp-sinh-hoạt-cộng-sản-hảo-hạng ra tới các-nước-phương-tây-cực-lạc. Tuy nhiên, khi đại-văn-hào-kiêm-đại-kịch-tác-gia Bernard Shaw, người đã từng nhiệt-tình-cổ-vũ-xã-hội-chủ-nghĩa và đã đoạt hai giải thưởng cao quí Nobel Văn Chương và Oscar Điện Ảnh, được hỏi tại sao ông đã không quyết định ở lại "Thiên Đàng Hạ Giới" tại Liên Sô mà ông lại quay về sống tại Anh Quốc, thì ông vui cười hài hước trả lời rằng "Anh Quốc là CÁI-ĐỊA-NGỤC mà Tôi là một TÊN-TIỂU-QUỈ". Với những giác quan rất nhậy bén, chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần chắc chắn đã cảm-xúc-liên-tâm với Bernard Shaw khi nghe thấy vỏn vẹn một câu-nói-khôi-hài-ngắn-gọn-giản-dị-dễ-hiểu-thẳng-thắn-chân-tình của một đại-kịch-tác-gia-Anh-Quốc-cảm-tình-viên-cộng-sản.

Sự bất-cập-bất-toàn-bất-hảo-bất-thiện-nội-tại của chủ nghĩa cộng sản không một người dân nào được phép đề cập chỉ trích phê bình ở Liên Sô và ở Trung Quốc đã dẫn tới xung-đột-bạo-lực-ngoại-tại-Trung-Sô, và đã khiến cho Josip Tito, một tay trùm cộng sản Nam Tư phải ly khai khỏi Liên Sô, cũng đồng thời đoạn giao với Trung Cộng bằng chính tư cách đồng chủ tịch sáng lập Phong-Trào-Phi-Liên-Kết-Á-Phi.

Ở nước Cộng-Hoà-Dân-Chủ-Đức, hai nhà văn B. Brecht và J.R. Becher đã phê phán chính sách văn nghệ chuyên chính của Đảng CS Đức. Ở nước Hung Gia Lợi, hầu như toàn thể các nhà văn Hung đã phản đối chế độ độc quyền và chỉ huy văn nghệ của Đảng CS Hung. Ở nước Ba Lan cũng có cuộc phản kháng của các nhà văn Ba Lan đòi hỏi quyền tự do sáng tác và chống Đảng CS Ba Lan độc tài. Ở ngay tại Li ên Sô, Đại Hội 20 Đ ảng CS Liên Sô đã nhất-hô-bá-ứng chống Stalin, và đã khiến cho Fadejev-Chủ-Tịch-Hội-Nhà-Văn-Liên-Sô-phải-tự-sát. Các văn nghệ sĩ Liên Sô đã bị giết hoặc đã bị kết án dưới thời Ác-Tặc-Stalin đều được phục hồi danh dự.

Một cách khác hẳn với Liên Sô, ở Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phát động chiến dịch "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" 1956-1957 để-trấn-áp-thanh-trừng-thanh-lọc-hàng-ngũ-văn-nghệ-sĩ-đảng-viên-Tàu-Cộng-chống-Mao-bị-giết-bị-tù-rất-nhiều-oan-nghiệt.

Trong thập niên 1950, ngoài những cuộc tranh chấp xung đột vũ trang có mức độ nhỏ ở các địa phương Á Châu, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á có hai cuộc chiến tranh đáng kể là Chiến Tranh Triều Tiên có sự trực tiếp chạm súng giữa lính Mỹ-Nam Hàn đánh với lính Trung Cộng-Bắc Hàn kể từ tháng Sáu-1950 cho tới tháng Bảy-1953 mới có lệnh ngưng bắn giữa hai nước Bắc Hàn và Nam Hàn. Cuộc chiến tranh kia là cuộc kháng chiến của người dân VN chống-thực-dân-Pháp-để-giành-độc-lập-tự-do trong cùng thời gian và bối cảnh của các phong-trào-giải-thực-ôn-hoà đang lớn mạnh và lan rộng trên các thuộc địa.

Cuộc vũ trang kháng chiến chống Pháp đã thành công khi tại cứ điểm quân sự Điện Biên Phủ lính Pháp phải chịu đầu hàng kháng chiến quân VN. Cái-oái-oăm-của-chiến-thắng-Điện-Biên-Phủ-chính-là-cái-dịp-xui-cho-người-dân-VN bị chia cắt hai miền Bắc-Nam bởi cái Hiệp Định Geneve 1954 và làm tan vỡ cái chính phủ liên hiệp 1946 trá hình do người CSVN dựng lên rồi thao túng triệt hạ tất cả các phe-phái-hợp-tác-nhưng-đối-lập để người CSVN dễ dàng độc-tài-độc-quyền-yêu-nước kể từ đó.

Ở miền Bắc VN, hệ luỵ của những đợt Cải-Cách-Ruộng-Đất đã thực sự khiến cho xã hội miền Bắc Việt-Nam càng lúc càng thêm điêu linh. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký "Sắc lệnh về chế độ báo chí". Trong Đại Hội văn nghệ toàn quốc tại Hà Nội có gần 500 đại biểu tham dự, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh đập tan luận-điệu-phản-động-Nhân-Văn-Giai-Phẩm. Sau đó các văn nghệ sĩ tham gia Nhân Văn Giai Phẩm đều bị kỷ luật và khai trừ khỏi Hội Nhà Văn, và phải đi tù lao động cải tạo ở các nông trường.

Ở miền Nam Việt-Nam, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã thành lập chính phủ nước Việt-Nam-Cộng-Hoà tại thành phố thủ đô Sài Gòn. Và miền Nam Việt-Nam tự do đã có một hấp-lực-quá-mạnh-mẽ-cuốn-hút những làn sóng cả triệu người Bắc di cư vào Nam tị nạn cộng sản. Chính vì bản-tính-gian-xảo-tàn-ác-bất-nhân-sát-đức của người CSVN ở miền Bắc lúc đó đã khiến cho rất nhiểu người dân Bắc phải kinh tởm sợ hãi chạy trốn người CSVN; trong số dân-chạy-tị-nạn đó đã có nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc và nhiều người Bắc trẻ lúc ấy về sau đã trở thành những văn-thi-hoạ-sĩ-tên-tuổi của nền văn học miền Nam Việt-Nam tự do.

Tất cả các sự kiện tóm lược nêu trên đã làm-nhức-nhối-con-mắt-lùng-bùng-lỗ-tai-dằn-vặt-đầu-óc-xót-xa-trái-tim của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-nhậy-cảm-khi-thấy-khi-nghe-khi-nói những chuyện có liên quan tới đời-sống-văn-nghệ-cộng-sản-không-cộng-sản ở khắp nơi. Thế là chàng đã quyết định xin giải ngũ và xin ra khỏi Đảng CSVN. Trong cùng năm 1955 vừa mới xin giải ngũ và vừa mới xin ra khỏi đảng, chàng đã viết hai bài thơ "Cách Mạng Tháng Tám""Nhất Định Thắng" rất nổi tiếng và có giá-trị-để-đời.

Riêng bài thơ "Nhất Định Thắng" ngay từ lúc ban đầu xuất hiện ở miền Bắc Việt-Nam của nước Việt-Nam-Dân-Chủ-Cộng-Hoà đã có một giá trị ngang hàng với cuốn truyện thần tiên ngắn có cái tựa là "Trại Súc Vật – Animal Farm" của George Orwell đã xuất bản vào năm 1945. George Orwell đã viết cuốn truyện thần tiên ngắn này theo cách miêu-tả-nhân-cách-hoá một "Trại Súc Vật – Animal Farm" để ám chỉ một xã hội phải bị điêu đứng (miserable) như thế nào dưới sự độc tài toàn trị của những người cộng sản dưới thời Ác-Tặc-Stalin ở Liên Sô cũng như ở các nước khác theo chủ- nghĩa-xã-hội-do-người-Cộng-Sản-sở-tại-cầm-quyền. "Trại Súc Vật – Animal Farm" là cuốn truyện thần tiên nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Cả hai tác phẩm "Nhất Định Thắng" của Trần Dần và "Trại Súc Vật – Animal Farm" của George Orwell đều đã khiến cho những người CSVN và người CS Liên Sô ngày xưa, và có thể tất cả người CS trên thế giới ngày nay run-rẩy-giận-dữ-rồi-phải-khiếp-sợ, bởi vì cả hai đều nói tới những sự-thật-đau-khổ-nhục-nhằn trong những xã-hội-xã-hội-chủ-nghĩa mà những người CS muốn che giấu.

Những người CS Liên Sô đã đe-doạ-xiết-cổ George Orwell.

Những người CSVN đã trói-tay-bịt-miệng Trần Dần.

Cái tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa đã khiếp sợ chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần cho nên cả bọn đã không ai dám gần chàng. Cả bọn chúng đã hết-sức-lật-sấp-lật-ngữa-bài-thơ-giá-trị-để-đời-để-đấu-tố-chúng-để-đấu-tố-chàng-nhất-định-thắng-ai-thắng-ai-thua-ai-thiện-ai-ác-đã-quá-rõ-ràng. Cả bọn chúng đã chỉ có bạo-lực-cách-mạng-với "BÓNG-CHÚNG-ĐÈ-LÊN-SỐ-PHẬN-TỪNG-NGƯỜI" cho nên cả bọn chúng đã vừa-điếc-vừa-câm-vừa-mù-không-nghe-không-nói-không-thấy-cái-trại-súc-vật-chỉ-cần-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT. Cả bọn chúng đã dùng đao-to-búa-lớn-tùng-xẻo-băm-vằm-chàng-trăm-mảnh-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT. Cả bọn chúng đã xào-qua-nấu-lại-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT-bài-thơ-giá-trị-để-đời-để-đấu-tố-chúng-để-đấu-tố-chàng. Cả bọn chúng đã không-nếm-được-mùi-vị-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-đã-khổ-lòng-em-ơi-em "Cái này đỏ lắm, gọi là TIM. Anh dành cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT." Cả bọn chúng đã xào-qua-nấu-lại-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần, nhưng có-ai-đã-nấu-chín-trái-tim-chàng!? Dường như là không một ai!! Hình-như-là-chiêm-bao-mơ-thấy-ăn-được-trái-tim-chàng...Nếu có một vài người thì cũng đã-câm-đã-điếc-đã-mù-ở-thi-văn-trại-tập-thể-miền-Bắc-Việt-Nam!!

Cái xót-xa-đau-đớn-khổ-lòng-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần là chàng đã đem TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của mình ra cho tất cả đồng-chí-đồng-nghiệp-đồng-bào-xào-qua-nấu-lại-thưởng-thức-mà-không-ai-nếm-được-đúng-mùi-vị-yêu-thương-của-nó. Cái-khổ-lòng của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ là một bước chàng đi trước bạn đồng hành quá xa. Có lẽ cả bọn đã-xào-nấu-quá-lửa-bài-thơ-nhất-định-thắng-chàng nên cả bọn không-ăn-được-trái-tim-thống-nhất-của-chàng. Sau khi đã không-nếm-được-đúng-mùi-vị-yêu-thương-trái-tim-thống-nhất-CẢ BỌN CHÚNG QUAY RA NHẬP TIỆC XƯƠNG MÁU ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC VIỆT NAM bằng cả một bữa-tiệc-mặt-trận-dân-tộc-giải-phóng-cộng-sản-trá-hình bởi vì những người cộng sản có bao giờ giải phóng cho ai đâu, họ đã chỉ đem lại đủ-loại-xiềng-xích-gông-cùm.

Năm 1959 trong khi Thủ Tướng Khrushchev của Liên Sô và Tổng Thống Roosevelt của Mỹ đã gặp nhau ở Hyde Park tại nước Mỹ và nói chuyện hai nước đều muốn có hoà bình như Thủ-Tướng Khrushchev đã vui cười khôi hài "Ít nhất là chúng tôi (Liên Sô và Mỹ) đã không bắn nhau - At least, we didn't shoot each other." thì rõ ràng là AI đã xúi giục CSVN-BẮC-VIỆT tiến hành chiến tranh xâm lược nước Việt-Nam-Cộng-Hoà ở miền Nam Việt-Nam. Tàu Cộng, vào thời gian trước và sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã có dịp trực tiếp đánh Mỹ cho tới hôm nay, vẫn cứ xem Mỹ chỉ là một con-Sư-Tử-Giấy. Sự đánh giá sức-mạnh-quân-sự-Mỹ của Tàu Cộng lại in đậm một dấu ấn trong bài thơ "Nhất Định Thắng" của Trần Dần: "Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương Lai. Người quên mất Mỹ là Sư Tử Giấy."

Sau-Đình-Chiến-Giơ-Neo-1954-không-lâu-Việt-Cộng-đã-muốn-khởi-động-mã-tấu-lựu-đạn-nông-thôn-bao-vây-thành-thị-miền-Nam-Việt-Nam. Bởi vì "Người vẫn vội-Người chưa kiên nhẫn mấy" và một câu "Mỹ là Sư Tử Giấy" đã khích-động-nhà-tan-cửa-nát-mất-tích-thương-tật-chết-chóc-hàng-triệu-đồng-bào. Lịch-sữ-Việt-Nam sẽ công-lý-công-tâm-phê-phán-Bữa-Tiệc-Mặt-Trận-Dân-Tộc-Giải-Phóng-Xương-Máu-Việt-Nam và lịch-sử-Việt-Nam cũng sẽ nhắc tới bài thơ "Nhất Định Thắng" như một-lời-xác-minh của một-ngôn-sứ đã đem một-thông-điệp-hoà-bình-đến-với-toàn-dân-Việt-Nam-ước-muốn-thống-nhất-đất-nước-một-năm-sau-đình-chiến-hoà-bình: "Em ơi em! Cái này đỏ lắm, gọi là TIM. Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất."

Vì tất cả những lý lẽ vừa nấu-sôi-đun-lại-đem-ra-nêu-trên một lần nữa cho thấy bài thơ "Nhất Định Thắng" là một trong số những bài thơ chính trị hay nhất của Thế Kỷ 20 bởi vì Cái-Thiện-Nhất-Định-Thắng-Yêu-Thương-Nhất-Định-Thắng là một-chân-lý-ngàn-đời-vuông-tròn-trong-không-thời-gian. Chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã khổ-lòng-nhìn-thấy-mưa-sa-miền-bắc-nắng-ấm-miền-nam-tim-nồng-thống-nhất trong khi cả bọn chúng đã hăm-hở-trông-ngóng-chân-lìa-miền-bắc-tay-cụt-miền-nam-máu-sôi-thống-nhất như tranh vẽ của Picasso. Cái-ác-bạo-lực-thống-nhất-đất-nước-làm-tan-nát-trái-tim-thống-nhất-nhân-dân-tâm giờ đây đã quá rõ ràng. Để trả lời câu hỏi Ai-Thắng-Ai-Thua-Trái-Tim-Thống-Nhất-Cái-Ác-Nhất-Định-Tàn-Cái-Thiện-Nhất-Định-Thắng-nỗi-khổ-lòng của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần là một viên-kim-cương-vô-giá. Ở trong cái quặng-kim-cương-văn-thi-hoạ-độc-đáo-Trần-Dần đã có sẵn một viên-kim-cương-Trái-Tim-Thống-Nhất-giá-trị-để-đời; giờ đây khai-quật-di-cảo-ba-mươi-bảy-năm-cô-thế-cô-đơn-khổ-lòng-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-nhất-định-giàu-có. Có mỗi một điều nghĩ rằng đáng quan tâm là lưu ý các-cai-thợ-mỏ-khai-quật-di-cảo phải nên giữ nguyên-vẹn-khía-cạnh-sắc-màu-kích-cỡ-hình-thể-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần. Nếu những viên-kim-cương-Trần-Dần phải chịu-cắt-giũa-mài làm đồ-trang-sức-xã-hội-chủ-nghĩa thì chúng sẽ trở thành những viên-kim-cương-giả-mạo không phải từ cái-quặng-kim-cương-văn-thi-hoạ-độc-đáo-Trần-Dần. Chúng tôi chân tình mong ước như vậy.

Sở dĩ nói-như-nước-chảy-sông-dài-biển-lớn là vì đã nhắc tới tình-cảnh-cô-thế-cô-đơn-bi-tráng-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-ngày-đêm-vật-lộn-với-chính-cái-bóng-của-mình. Cái bóng to lớn của chàng thi sĩ khổng lồ Trần Dần chính là bài thơ "Nhất Định Thắng" đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở những đoạn văn nêu trên. Cuối cùng chàng đã "nhất định thắng" và quả thật chàng đã thắng một cách tuyệt vời khi chàng đã nhảy qua chính cái bóng của mình bằng một niềm tin tuyệt đối vào CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG và TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của chàng đã chứng minh là chàng hoàn toàn đúng trong suốt 37 năm hành-hạ-đầu-óc-tra-khảo-trái-tim chàng vẫn không chịu quy hàng bọn chúng cho dù "Bóng chúng đè lên số phận từng người". Bây giờ, nếu vì yêu cầu làm đồ-trang-sức-XHCN-đắc-tiền mà phải cắt-giũa-mài-viên-kim-cương-Trần-Dần đúng theo kích cỡ đặt hàng là ngang-ngược-phản-bội người-đã-khuất-mặt. Hơn nữa, trong khi chúng tôi chưa được đọc tuyển tập Trần Dần - Thơ do nhà xuất bản Đà Nẳng công ty Nhã Nam ở trong nước phát hành, chúng tôi chỉ có thể nhớ lại một văn-phong-thi-cách-hoạ-kiểu-độc-đáo-Trần-Dần. Chàng thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã không sợ ai. Chàng rất chân thật, thẳng thắn, mạnh bạo, can đảm, và không khuất phục trước những kẻ xấu. Chỉ có chàng mới khiến cho người khác phải khiếp sợ, nhất là những kẻ-cướp-ngày-đội-lốt-văn-nghệ-sĩ. Tuyển tập Trần Dần - Thơ sau khi được in xong thì bị kiểm-kê-niêm-phong trong kho để ngăn chặn phát hành phổ biến ra ngoài người đọc. Tuyển tập Trần Dần - Thơ khi ở trong tay của những tay-tiếm-danh-văn-nghệ-làm-kinh-tế-thị-trường-có-định-hướng-XHCN lại phải trở thành một món-hàng-nằm-phải-chịu-nhiều-thứ-phạt-vạ!

Nhân đây vừa mới nhắc tới nhóm chữ một-món-hàng-nằm khiến cho chúng tôi nhớ lại cái-tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa kể từ năm 1958 đã từng bắt buộc chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần phải-nằm, và toàn bộ sáng-tác-phẩm của chàng đều phải-nằm-theo-chàng. Thật là một định mệnh khắc nghiệt, nếu có ai đó tin rằng ở trên cõi đời này có sẵn một thứ định mệnh dành riêng cho mỗi-con-người-mỗi-sinh-vật một cách ngẫu nhiên quá đỗi tuyệt diệu như trường hợp Trần Dần. Khi cái tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa đã bắt buộc chàng-không-đứng-phải-nằm thì Trần Dần lại ngẫu nhiên trở thành một-con-cọp-nằm, một-NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN còn giữ nguyên vẹn sức-mạnh-sáng-tác của một mãnh-hổ trong khu-rừng-văn-chương-Việt-Nam của thế-kỷ 20. Mãi cho tới hôm nay một-NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN cũng còn khiến cho những kẻ-cướp-ngày-đội-lốt-văn-nghệ-sĩ của cái tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa-ngày-nay-như-đúc-một-khuôn-phải khiếp sợ!!??

Vì lẽ vừa nhắc đến cái tác-phong-Ngoạ-Hổ-Trần-Dần đã khiến cho người khác khiếp sợ, chúng tôi phải nhắc lại rằng chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã có hai câu thơ chân- thật-thẳng-thắn-giản-dị-dễ-hiểu, nhưng chúng lại có một sức mạnh xuyên tâm làm rúng động rất nhiều người dân đã đang sống trong các chế độ cộng sản trên thế giới; nhất là trong đời-sống-khó-khăn-đau-khổ-nhục-nhằn-hàng-ngày họ lại phải nhìn thấy những lá cờ đỏ ở đầu con phố ở cuối con đường như ở Liên Sô ngày xưa, ở Trung Quốc và ở Việt Nam XHCN ngày nay. Chàng thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã rất chân thật, thắng thắn, mạnh bạo, can đảm, và không khuất phục trước một tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù cho nên chàng đã viết thẳng ra trên giấy trắng mực đen hai câu thơ "Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!", và chàng đã lập-đi-lập-lại một điệp-khúc-tình-cảm- ê-chề-não-nề này tới bốn lần trong bài thơ "Nhất Định Thắng" mà chúng tôi đã cố-ý-nhắc-tới-nhắc-lui nhiều lần trong bài viết này. Chính bởi vì bài thơ "Nhất Định Thắng" này mà cả một tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa đã ra hết sức đè chàng-thi-sĩ-khổng-lồ nằm xuống, và chàng đã được chúng tôi thân mật gọi là một-con-cọp-nằm, Ngoạ-Hổ-Trần-Dần với tất cả sáng-tác-phẩm của chàng đều phải-nằm, không cho phép xuất bản phát hành phổ biến trong đại chúng, bởi vì Ngoạ-Hổ-Trần-Dần mặc dù hiện nay khuất mặt cũng vẫn còn uy-lực của Cái-Thiện-Nhất-Định-Thắng-Cái-Ác đã khiến cả bọn-đui-điếc-câm-biết-khiếp-sợ.

Bây giờ, với-tâm-tư-tận-đáy-địa-ngục-với-hy-vọng-leo-lét-ngọn-nến-với-cô-đơn-không-tỏ-cùng-ai-với-niềm-tin-Cái-Thiện-thắng-Cái-Ác-với-yêu-thương-Trái-Tim-Thống-Nhất-em-ơi-em-"Nhất-Định-Thắng", chúng ta một-lần-nữa-sau-hàng-trăm-lần-đã-đọc-hãy-đọc-lại bài thơ chính trị hay nhất trong số những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 của Ngoạ-Hổ-Trần-Dần. Bài thơ "Nhất Định Thắng" luôn luôn là một-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần vẫn còn nguyên giá trị xác thực để nhớ đời các-biến-cố-di-cư-di-tản-tị-nạn-từ-Bắc-vào-Nam-từ-cả-nước-VN-nổi-trôi-đi-khắp-ta-bà-thế-giới-tây-phương-cực-lạc-với-tâm-trạng-trong-nước-đau-khổ-não-nề-ê-chề-của-người-dân-đã-nhiều-lần-bị-Việt-Cộng-lợi-dụng-tiếm-danh-trấn-áp-lường-gạt-bóc-lột-đã-đang-sống-chịu-đựng-nhục-nhằn-khốn-khổ-trong-suốt-60-năm-nay-không-thấy-thiên-đàng-cộng-sản "không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" và câu thơ độc đáo này cũng là một lời nguyền rủa nặng nề các chính phủ có lá cờ màu đỏ độc quyền độc tài độc ác tổn hại nhân dân.

Giờ đây hai câu thơ này cũng đã vượt không-thời-gian để rất hiện-thực-xã-hội-chủ-nghĩa miêu tả toàn bộ một tập thể Việt Cộng cầm quyền hiện tại "Chỉ thấy đô la trên màu cờ đỏ" mà thôi.

Hãy chiếu rọi một Ánh-Sáng-Mới vào TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của bài thơ "Nhất Định Thắng" để thấy rõ ràng là cuối cùng CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG-với-trọn-vẹn-yêu-thương và để thấy rõ ràng giá-trị-của-một-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần-đã-từ-lâu-bị-lấp-đá-tảng-bị-vùi-bùn-nhơ. Bài thơ "Nhất Định Thắng" là một-viên-kim-cương-lớn trong viện-bảo-tàng-văn-học-chống-cộng-sản-của-thế-giới-tự-do./.

Thuỷ-Triều 11/03/2008
(Sau đây là VIÊN-KIM-CƯƠNG-VÔ-GIÁ-TRẦN-DẦN-1955)
NHẤT ĐỊNH THẮNG

NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN: CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG


NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN: CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG.
(Sau đây là VIÊN-KIM-CƯƠNG-VÔ-GIÁ-TRẦN-DẦN-1955)


Sau-Đình-Chiến-Giơ-Neo-1954-không-lâu-Việt-Cộng-đã-muốn-khởi-động-mã-tấu-lựu-đạn-nông-thôn-bao-vây-thành-thị-miền-Nam-Việt-Nam. Bởi vì "Người vẫn vội-Người chưa kiên nhẫn mấy" và một câu "Mỹ là Sư Tử Giấy" đã khích-động-nhà-tan-cửa-nát-mất-tích-thương-tật-chết-chóc-hàng-triệu-đồng-bào. Lịch-sữ-Việt-Nam sẽ công-lý-công-tâm-phê-phán-Bữa-Tiệc-Mặt-Trận-Dân-Tộc-Giải-Phóng-Xương-Máu-Việt-Nam và lịch-sử-Việt-Nam cũng sẽ nhắc tới bài thơ "Nhất Định Thắng" như một-lời-xác-minh của một-ngôn-sứ đã đem một-thông-điệp-hoà-bình-đến-với-toàn-dân-Việt-Nam-ước-muốn-thống-nhất-đất-nước-một-năm-sau-đình-chiến-hoà-bình: "Em ơi em! Cái này đỏ lắm, gọi là TIM. Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất."


NHẤT ĐỊNH THẮNG
Trần Dần


Tôi ở phố Sinh Từ
Hai người
Một gian nhà chật,
Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?
Tổ quốc hôm nay
tuy gọi sống hòa bình
Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh...
Chúng ta
Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc
Vợ con đau thì rối ruột thuốc men
Khi mảng vui - khi chợt nhớ chợt quên
Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt.
Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt.
Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù
Chúng còn đương bày kế hại đời ta ?
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng
máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm ?
A ! Cái lưỡi dao cùn !
Không đứt được mà đau !
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ôi cả nước ! Nếu mà lưng tê lạnh
Hãy nhìn xem: có phải vết dao ?
Không đứt được mà đau !
Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu
Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối xầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Dừng lại !
Đi đâu ?
Làm gì ?
Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
- Ở đây
Khát gió, thèm mây...
Ô hay !
Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ ?
Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?
Sau đám mây kia
Là cả miền Nam
Sao nỡ tưởng non bồng của Mỹ !
Tôi muốn khóc giữ từng em bé
- Bỏ tôi ư ? - Từng vạt áo - gót chân
Tôi muốn kêu lên - những tiếng cộc cằn...
- Không ! Hãy ở lại !
Mảnh đất ta hôm nay dù tối
Cũng còn hơn
Non bồng Mỹ
Triệu lần...
Mảnh đất dễ mà quên ?
Hỡi bạn đi Nam
Thiếu gì ư sao chẳng nói thật thà ?
Chỉ là:
- Thiếu quả tim bộ óc !
Những lời nói sắp thành nói cục
Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi
Tôi nức nở giữa trời mưa bão.
Họ vẫn ra đi.
- Nhưng sao bước rã rời ?
Sao họ khóc ?
Họ có gì thất vọng ?
Đất níu chân đi,
Gió cản áo quay về
Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống.
Tưởng như đây là phút cuối cùng
Trăng trối lại : - Mỗi lùm cây - Hốc đá
- Mỗi căn vườn - gốc vả - cây sung
Không nói được, chỉ còn nức nở
Trắng con ngươi nhìn lại đất trời
Nhìn cơn nắng lụi, nhìn hạt mưa sa
Nhìn con đường cũ, nhìn ngôi sao mờ
Ôi đất ấy - quên làm sao được ?
Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi
Hôm nay đây mưa gió dập vùi
- Mưa đổ mãi lên người xa đất Bắc...
Ai dẫn họ đi ?
Ai ?
Dẫn đi đâu ? - Mà họ khóc mãi thôi
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống - Quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ
- Khổ nhiều rồi !
Họ xấu số - chớ hành thêm họ nữa
Vườn tược hoang sơ - cửa nhà vắng chủ
Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thương
Họ đã đi nhưng trút lại tâm hồn
Ơi đất Bắc ! Hãy giữ gìn cho họ !
Tôi ở phố Sinh Từ
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
- Anh ạ !
Họ vẫn bảo chờ...
Tôi không gặng hỏi, nói gì ư ?
Trời mưa, trời mưa
Ba tháng rồi
Em đợi
Sống bằng tương lai
Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã
Em đi
trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
Đất nước khó khăn này
sao không thấm được vào thơ ?
Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi
Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua
Nhưng mà sách - hình như khá chạy
À quyển kia của bạn này - bạn ấy
Quyển của tôi tư lự nét đăm đăm
Nó đang mơ : - Nếu thêm cả miền Nam
Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu
Tôi đã biến thành người định kiến
Tôi ước ao tất cả mọi người ta
Đòi thống nhất phải đòi từ việc nhỏ
- Từ cái ăn
cái ngủ
chuyện riêng tư
- Từ suy nghĩ
nựng con
và tán vợ.
Trời mưa mãi lây rây đường phố
Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào
Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
Nhưng hôm nay
tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu ?
Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?
Sao chúng không chắp được cõi bờ ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn
tôi làm thơ chính trị.
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
Em ơi ! - Ta ở phố Sinh Từ
Em đương có chuyện gì vui hử ?
À cái tin trên báo - ừ em ạ
Chúng đang phải dậm chân đấm ngực !
Vượt qua đầu chúng nó,
mọi thứ hàng
Những tấn gạo vẫn vượt đi
Những tấn thư, tài liệu
Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh gì ?
Ý muốn dân ta
là lực sĩ khổng lồ
Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
Nhưng
Trời mưa to lụt cả gian nhà :
Em tất tả che mưa cản gió
Con chó mực nghe mưa là rú
Tiếng nó lâu nay như khản em à
Thương nó nhỉ - Nó gầy - Lông xấu quá
Nó thiếu ăn - Hay là giết đi ư ?
Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.
Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó
Nhưng hôm nay em mới nghĩ ra
Anh đã biến thành người định kiến
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ã
- Chúng phá hiệp thương
- Liệu có hiệp thương
- Liệu có tuyển cử
- Liệu tổng hay chẳng tổng ?
- Liệu đúng kì hay chậm vài năm ?
Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng.
Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương lai
Người quên mất Mỹ là sư tử giấy.
Người vẫn vội - Người chưa kiên nhẫn mấy
Gan người ta chưa phải đúng công nông
Người chửa có dạ lim trí sắt
Người mở to đôi mắt mà trông !
A tiếng kèn vang
quân đội anh hùng
Biển súng
rừng lê
bạt ngàn con mắt
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà...
Lá cờ ấy lá cờ bách thắng
Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
Từ đất dấy lên
là quân vô sản
Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
Thắng được chiến tranh
giữ được hòa bình
Giặc cũ chết - Lại lo giặc mới
Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hãi
Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu
Dân ta ơi ! chiêm nghiệm đã nhiều
Ai có Lý ? Và ai có Lực ?
Tôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
Biết nhân dân
Biết Tổ Quốc Việt Nam này
Những con người từ ức triệu năm nay
Không biết nhục
Không biết thua
Không biết sợ !
Hôm nay
Cả nước chỉ có một lời hô
THỐNG NHẤT
Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi
- Giả miền Nam !
Tôi ngửa mặt lên trời
Kêu một tiếng - Bỗng máu trời rơi xuống
Vài ba tia máu đỏ rớt vào tôi
Dân ta ơi !
Những tiếng ta hô
Có sức đâm trời chảy máu.
Không địch nào cưỡng nổi ý ta
Chúng ta đi - Như quả đất khổng lồ
Hiền hậu lắm - Nhưng mà đi quả quyết...
Hôm nay
Những vần thơ tôi viết
Đã giống lưỡi lê : Đâm
Giống viên đạn : Xé
Giống bão mưa : Gào
Giống tình yêu : Thắm
Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
Tôi là người vô địch của lòng tin
Sao bỗng hôm nay,
tôi cúi mặt trước đèn ?
Gian nhà vắng chuột đêm nó rúc.
Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
Hừ ! Chúng đã biến thành tảng đá
chặn đường ta !
Em ơi thế ra
Người tin tưởng nhất như anh
vẫn có phút giây ngờ vực
Ai có lý ? Và ai có lực ?
Ai người tin ? Ai kẻ ngã lòng tin ?
Em ơi
Cuộc đấu tranh đây
Cả nước
Cả hoàn cầu
Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu
Có lẫn máu, có xót thương lao lực
Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực
Bỗng mặt anh nhìn thấy ! lạ lùng thay !
Tảng đá chặn đường này !
Muôn triệu con người
Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực !
Anh đã nghĩ: Không có đường nào khác
Đem ngã lòng ra
Mà thống nhất Bắc Nam ư ?
Không không !
Đem sức gân ra !
Em ơi em !
Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất


Trần Dần
(1955)


Hãy chiếu rọi một Ánh-Sáng-Mới vào TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của bài thơ "Nhất Định Thắng" để thấy rõ ràng là cuối cùng CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG-với-trọn-vẹn-yêu-thương và để thấy rõ ràng giá-trị-của-một-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần-đã-từ-lâu-bị-lấp-đá-tảng-bị-vùi-bùn-nhơ.