Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2008

NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN: CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG


NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN: CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG.
Thuỷ-Triều

Chân dung Trần Dần (Ký họa bút chì năm 1986 của Nguyễn Đình Đăng)
Trong bài viết này tác giả đã cố ý dùng điệp-ngữ, điệp-ý, dấu-gạch-nối giữa các chữ, và đảo-ngữ của nghĩa chữ Việt như một điệp-khúc lặp lại nhiều lần trong một-bài-hát-vè-có-vần-điệu.

Có một chi tiết về chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần cần phải được nhắc đến ngay là với văn-bằng-Tú-Tài-Pháp chàng đã chắc chắn có thừa khả năng ngoại ngữ Anh-Pháp, nhất là Pháp Văn để đọc trực tiếp các nguyên bản tác phẩm văn chương, triết học, khảo luận của các nhà văn nhà thơ nhà hội hoạ ngoại hạng tiêu biểu như Pablo Picasso của Tây Ban Nha; George Bernard Shaw, George Orwell, và Bertrant Russell của Anh Quốc, Jean Paul Sartre, Simone De Beauvoir, và Albert Camus của Pháp Quốc; John Steinbeck và Earnest Hemingway của Mỹ Quốc; Garcia Marquez của Trung-Mỹ La-Tinh; (những triết-gia-văn-thi-hoạ-sĩ-vừa-kể-đã-từng-là-đảng-viên-cộng-sản-cảm-tình-viên-cộng-sản, không kể những văn-thi-sĩ–Nga-Sô-Viết và Trung Quốc) cũng như tác-phẩm-của-tất-cả-các-nhà-trí-thức-tây-phương-khuynh-tả-thời-thượng-phản-kháng-chủ-nghĩa-tư-bản-cổ-vũ-phong-trào-giải-thực-dân-tộc-tự-quyết-chủ-nghĩa-xã-hội-không-cộng-sản, vân vân, và các-loại-tin-tức-nhật-báo-tuần-báo-nguyệt-san-bằng-ngoại-ngữ-Anh-Pháp được phổ biến lưu hành ở trong nước Việt Nam trước và sau năm 1945, thời gian trước và sau khi nước Việt-Nam-Dân-Chủ-Cộng-Hoà ra đời. Chàng thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần chắc đã từng có một sức-mạnh-đọc-hiểu-viết-nói-Việt-Pháp-Anh-Ngữ ở mức không phải bình thường khi làm công việc phiên dịch sách báo thời đó.

Ngày xưa ở trong khu-rừng-văn-chương Việt-Nam vào lúc giao-thời-đông-tây, chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã ra sức khai hoang mở ra nhiều lãnh vực sáng tác rất phì nhiêu màu mỡ, nhưng vì bị tập-đoàn-đảng-trị-khoanh-vùng-qui-hoạch-văn-học cho nên chàng-chưa-thể-cùng-ai-hoặc-ai-chưa-thể-cùng-chàng-lập-nhóm-thi-văn-đoàn-trường-phái Tượng-Trưng-để-tiếp-sức-nhau-chăm-sóc-trăm-hoa-ngàn-lá. Các lô-đất-văn-chương-khai-hoang của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần vì vậy mãi cho tới hôm nay vẫn còn-trinh-nguyên-giá-trị-ban-đầu-không-bị-ô-nhiễm. Trước khi có thể đọc được hết toàn-bộ-di-cảo-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần, hoặc ít nhất những tuyển-tập-văn-thi-hoạ-Trần-Dần-được-xuất-bản, chúng tôi chỉ có thể hình dung ra được một văn-phong-thi-cách-hoạ-kiểu-độc-đáo-Trần-Dần. Giới-hạn-nhận-dạng chỉ có như vậy thôi, bởi vì chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-đã-từng-không-giống-ai, và chàng cũng đã từng khẳng định là không-muốn-giống-ai-hoặc-muốn-ai-giống-mình khi bị ràng buộc phải trú ngụ ở trong một cái-trại-văn-nghệ-sĩ-tập-thể-hiện-thực-xã-hội-chủ-nghĩa-Việt-Nam-ngày-xưa và bị-chỉ-huy-bởi-một-tập-thể-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù.

Chúng tôi thực sự rất xúc động khi hình dung ra một-tình-cảnh-bi-tráng-của-một-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-phải-ngày-đêm-vật-lộn-với-chính-cái-bóng-của-mình-để-rồi-cuối-cùng-nhảy-qua-khỏi-chính-cái-bóng-của-mình-một-cách-tuyệt-vời. Một cách quá khốn nạn, cái-tập-thể-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-kia-đã-khai-trừ-khai-tử-chàng-đã-cắt-tay-cắt-chân- chàng-đã-hãm-hại-hành-hạ-chàng-cho-tới-chết, và chúng nghĩ rằng chàng đã chết rồi kể từ năm 1958. Sự thật trái ngược lại với điều mong muốn của những-kẻ-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-kia, chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần vẫn-sống-mạnh-khoẻ-dẽo-dai-chịu-đựng-dằn-vặt-xót-xa-khổ-lòng-vì-chữ-với-nghĩa-của-nền-văn-học-Việt-Nam.

Trong-37-năm (khởi-từ-1960-cuộc-xung-đột-Trung-Sô-lên-tới-cực-điểm-Cộng-Sản-Bắc-Việt-khởi-động-chiến-tranh-xâm-lược-miền-Nam-VN-dưới-chiêu-bài-giải-phóng-dân-tộc-Trần-Dần-bắt-đầu-quy-ẩn-giang-hồ-cho-tới-1997-quy-tiên-tuyệt-đối-không-quy-hàng-tư-tưởng-Cộng-Sản)-cô-đơn-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-phải-vật-lộn-với-chính-cái-bóng-của-mình-để-giành-lại-cho-nền-văn-học-Việt-Nam-một-bộ-di-cảo-đồ-sộ-với-hơn-200-hồ-sơ gồm có thơ, tiểu thuyết, sổ tay, ghi chép, nhật ký, dịch thuật, hội hoạ và đã hoàn tất 30 tác phẩm văn chương. Trị-giá-của-những-lô-đất-khai-hoang-này-trong-khu-rừng-văn-chương-Việt-Nam-vẫn-còn-nguyên-giá-trị-ban-đầu, bởi vì có một điều chắc chắn là những-lô-đất-khai-hoang-này-đã-không-bị-ô-nhiễm-bởi-cái-tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ở-nước-CHXHCN-Việt-Nam-ngày-xưa-ngày-nay-như-đúc-một-khuôn.

Gần đây, Tuyển-tập-Trần-Dần-Thơ đang được nhiều người trong và ngoài nước Việt-Nam vui mừng nôn nóng chờ đón được chiêm ngưỡng chàng-thi sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-tái-xuất-giang-hồ-từ-một-ngọn-đèn-thần-có-bàn-tay-của-nhà-xuất-bản-Đà-Nẵng-Công-Ty-Nhã-Nam-xoa-vào. Thật trớ trêu thay, khi lớp khói huyễn hoặc chưa tan và chàng chưa kịp lộ mặt thì bị ngay những kẻ cướp xuất hiện giật lấy ngọn đèn thần đem giấu đi đâu (?)

Chúng tôi không thể biết được hoặc tưởng tượng thêu dệt ra được những cảm xúc của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-đã-khổ-lòng đến mức độ nào trong một-tình-cảnh-hoàn-toàn-cô-thế-cô-đơn. Nhà văn Garcia Marquez đã có "Một Trăm Năm Cô Đơn – One Hundred Years Of Solitude" rất là nổi tiếng văn chương Trung-Mỹ-La-Tinh trên thế giới. Khi chưa được đọc tuyển tập Trần Dần-Thơ, chúng tôi chưa biết được 37-năm-cô-đơn-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần như thế nào. Tuy nhiên, có một điều chúng tôi có thể biết chắc là chàng vẫn còn giữ mãi trong lòng chàng một-niềm-hy-vọng-cho-dù-đôi-khi-hy-vọng-mong-manh-leo-lét-ngọn-nến. Niềm hy vọng đã nâng đỡ cho chàng sống-thêm-được-một-ngày-nắng-sống-qua-được-một-đêm-mưa. Niềm hy vọng đã giữ chặt tay chàng không thêm một lần-tự-cứa-cổ trong khi mỗi ngày chàng phải chịu đựng những-cái-hữu-lý-những-cái-phi-lý-những-cái-không-những-cái-có-những-cái-thật-những-cái-giả-những-cái-buồn-nôn-láo-toét-những-cái-đớn-hèn-khoa-trương-những-cái-nói-láo-được-khen-những-cái-nói-thật-bị-phạt-những-cái-yêu-những-cái-ghét-của-những-cảnh-đời-đầy-ấp-bất-trắc-hoạn-nạn-tai-ương-gây-ra-bởi-CÁI-ÁC-nhất-thời-áp-đảo-mạnh-hơn-CÁI-THIỆN. Luôn luôn niềm hy vọng đã giữ chặt tay chàng không thêm một lần tự-cứa-cổ bởi vì chàng đã tự-giác-ngộ và chàng đã hết lòng tin rằng cuối cùng CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG với TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT với trọn vẹn yêu thương, "Em ơi em! Cái này đỏ lắm, gọi là TIM Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất." Chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần ngay từ năm 1955 đã xác tín một điều CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG để thống-nhất-đất-nước-thống-nhất-nhân-tâm-toàn-dân-Việt-Nam-chỉ-bằng-MỘT-TRÁI-TIM.

Trong thời gian này Thủ Tướng Khrushchev của Liên Sô đã thực hiện phóng thích an dưỡng hàng ngàn người tù chính trị đã từng bị Ác-Tặc-Stalin giam cầm ở các trại tù lao cải Tây Bá Lợi Á nhằm thúc đẩy tan băng của Chiến Tranh Lạnh trong thập niên 1950. Ngược lại, ở Trung Quốc tập đoàn cầm quyền Tàu-Cộng đã bắt giữ nhà văn Hồ Phong bởi tội công bố bức thư ngỏ phê phán tập đoàn cầm quyền Tàu-Cộng có "năm lưỡi dao" đâm vào tim óc của văn nghệ sĩ Trung Quốc. Và ở miền Bắc Việt Nam có cả một tập thể Hội Văn Nghệ với 150 văn nghệ sĩ tham gia đấu tố nhà thơ Trần Dần với bài thơ "Nhất Định Thắng". Họ kết án Trần Dần là học trò của Hồ Phong phản-động-chống-đảng-chống-giai-cấp-công-nông. Họ đã bắt chàng bỏ vào Hoả Lò ở Hà Nội khiến cho chàng quá uất ức vì bao nhiêu người đã không hiểu được chàng, cho nên chàng tự quyết định số mạng của mình theo đúng tinh thần "dân tộc tự quyết-self determination" như triết gia Pháp Jean Paul Sartre đã từng cổ vũ hiện-sinh-cá-nhân-tự-do cũng như phong-trào-giải-thực-dân-tộc-tự-quyết. Chàng đã không muốn để cho cái-tập-thể-đui-điếc-câm có quyền quyết định vận mạng của chàng theo đúng lời tuyên truyền của đảng vận động nhân dân giành quyền làm chủ vận mạng của dân. Một cách trêu ngươi, định mệnh đã không để cho chàng chết; ngược lại, định mệnh đã bắt chàng phải-sống-không-đứng-phải-nằm cho ngẫu nhiên trùng hợp với cái tên độc đáo của chàng: TRẦN-DẦN-đã-trở-thành-một-con-cọp-nằm, một-NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN-với-một-sức-lực-dồi-dào-sáng-tác-văn-thi-hoạ-độc-đáo-Trần-Dần-mãnh-hổ.

Có thể nói một cách không võ đoán là chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã có biết tới những nhà văn nhà soạn kịch hiện thực xã hội hoặc là triết gia khuynh tả như George Bernard Shaw, George Orwell, Jean Paul Sartre và Simone De Beauvoir, Bertrant Russell, Earnest Hemingway, John Steinbeck, Garcia Marquez, đã được những người cầm quyền Liên Sô và Trung Cộng mời-mọc-ân-cần-chiêu-dụ-chiêu-đãi-đi-đến-thăm-viếng những "Thiên Đàng Hạ Giới" của người cộng sản để tham-quan-tham-luận-để-quảng-cáo-tuyên-truyền-nề-nếp-sinh-hoạt-cộng-sản-hảo-hạng ra tới các-nước-phương-tây-cực-lạc. Tuy nhiên, khi đại-văn-hào-kiêm-đại-kịch-tác-gia Bernard Shaw, người đã từng nhiệt-tình-cổ-vũ-xã-hội-chủ-nghĩa và đã đoạt hai giải thưởng cao quí Nobel Văn Chương và Oscar Điện Ảnh, được hỏi tại sao ông đã không quyết định ở lại "Thiên Đàng Hạ Giới" tại Liên Sô mà ông lại quay về sống tại Anh Quốc, thì ông vui cười hài hước trả lời rằng "Anh Quốc là CÁI-ĐỊA-NGỤC mà Tôi là một TÊN-TIỂU-QUỈ". Với những giác quan rất nhậy bén, chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần chắc chắn đã cảm-xúc-liên-tâm với Bernard Shaw khi nghe thấy vỏn vẹn một câu-nói-khôi-hài-ngắn-gọn-giản-dị-dễ-hiểu-thẳng-thắn-chân-tình của một đại-kịch-tác-gia-Anh-Quốc-cảm-tình-viên-cộng-sản.

Sự bất-cập-bất-toàn-bất-hảo-bất-thiện-nội-tại của chủ nghĩa cộng sản không một người dân nào được phép đề cập chỉ trích phê bình ở Liên Sô và ở Trung Quốc đã dẫn tới xung-đột-bạo-lực-ngoại-tại-Trung-Sô, và đã khiến cho Josip Tito, một tay trùm cộng sản Nam Tư phải ly khai khỏi Liên Sô, cũng đồng thời đoạn giao với Trung Cộng bằng chính tư cách đồng chủ tịch sáng lập Phong-Trào-Phi-Liên-Kết-Á-Phi.

Ở nước Cộng-Hoà-Dân-Chủ-Đức, hai nhà văn B. Brecht và J.R. Becher đã phê phán chính sách văn nghệ chuyên chính của Đảng CS Đức. Ở nước Hung Gia Lợi, hầu như toàn thể các nhà văn Hung đã phản đối chế độ độc quyền và chỉ huy văn nghệ của Đảng CS Hung. Ở nước Ba Lan cũng có cuộc phản kháng của các nhà văn Ba Lan đòi hỏi quyền tự do sáng tác và chống Đảng CS Ba Lan độc tài. Ở ngay tại Li ên Sô, Đại Hội 20 Đ ảng CS Liên Sô đã nhất-hô-bá-ứng chống Stalin, và đã khiến cho Fadejev-Chủ-Tịch-Hội-Nhà-Văn-Liên-Sô-phải-tự-sát. Các văn nghệ sĩ Liên Sô đã bị giết hoặc đã bị kết án dưới thời Ác-Tặc-Stalin đều được phục hồi danh dự.

Một cách khác hẳn với Liên Sô, ở Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phát động chiến dịch "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" 1956-1957 để-trấn-áp-thanh-trừng-thanh-lọc-hàng-ngũ-văn-nghệ-sĩ-đảng-viên-Tàu-Cộng-chống-Mao-bị-giết-bị-tù-rất-nhiều-oan-nghiệt.

Trong thập niên 1950, ngoài những cuộc tranh chấp xung đột vũ trang có mức độ nhỏ ở các địa phương Á Châu, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á có hai cuộc chiến tranh đáng kể là Chiến Tranh Triều Tiên có sự trực tiếp chạm súng giữa lính Mỹ-Nam Hàn đánh với lính Trung Cộng-Bắc Hàn kể từ tháng Sáu-1950 cho tới tháng Bảy-1953 mới có lệnh ngưng bắn giữa hai nước Bắc Hàn và Nam Hàn. Cuộc chiến tranh kia là cuộc kháng chiến của người dân VN chống-thực-dân-Pháp-để-giành-độc-lập-tự-do trong cùng thời gian và bối cảnh của các phong-trào-giải-thực-ôn-hoà đang lớn mạnh và lan rộng trên các thuộc địa.

Cuộc vũ trang kháng chiến chống Pháp đã thành công khi tại cứ điểm quân sự Điện Biên Phủ lính Pháp phải chịu đầu hàng kháng chiến quân VN. Cái-oái-oăm-của-chiến-thắng-Điện-Biên-Phủ-chính-là-cái-dịp-xui-cho-người-dân-VN bị chia cắt hai miền Bắc-Nam bởi cái Hiệp Định Geneve 1954 và làm tan vỡ cái chính phủ liên hiệp 1946 trá hình do người CSVN dựng lên rồi thao túng triệt hạ tất cả các phe-phái-hợp-tác-nhưng-đối-lập để người CSVN dễ dàng độc-tài-độc-quyền-yêu-nước kể từ đó.

Ở miền Bắc VN, hệ luỵ của những đợt Cải-Cách-Ruộng-Đất đã thực sự khiến cho xã hội miền Bắc Việt-Nam càng lúc càng thêm điêu linh. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký "Sắc lệnh về chế độ báo chí". Trong Đại Hội văn nghệ toàn quốc tại Hà Nội có gần 500 đại biểu tham dự, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh đập tan luận-điệu-phản-động-Nhân-Văn-Giai-Phẩm. Sau đó các văn nghệ sĩ tham gia Nhân Văn Giai Phẩm đều bị kỷ luật và khai trừ khỏi Hội Nhà Văn, và phải đi tù lao động cải tạo ở các nông trường.

Ở miền Nam Việt-Nam, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã thành lập chính phủ nước Việt-Nam-Cộng-Hoà tại thành phố thủ đô Sài Gòn. Và miền Nam Việt-Nam tự do đã có một hấp-lực-quá-mạnh-mẽ-cuốn-hút những làn sóng cả triệu người Bắc di cư vào Nam tị nạn cộng sản. Chính vì bản-tính-gian-xảo-tàn-ác-bất-nhân-sát-đức của người CSVN ở miền Bắc lúc đó đã khiến cho rất nhiểu người dân Bắc phải kinh tởm sợ hãi chạy trốn người CSVN; trong số dân-chạy-tị-nạn đó đã có nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc và nhiều người Bắc trẻ lúc ấy về sau đã trở thành những văn-thi-hoạ-sĩ-tên-tuổi của nền văn học miền Nam Việt-Nam tự do.

Tất cả các sự kiện tóm lược nêu trên đã làm-nhức-nhối-con-mắt-lùng-bùng-lỗ-tai-dằn-vặt-đầu-óc-xót-xa-trái-tim của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-nhậy-cảm-khi-thấy-khi-nghe-khi-nói những chuyện có liên quan tới đời-sống-văn-nghệ-cộng-sản-không-cộng-sản ở khắp nơi. Thế là chàng đã quyết định xin giải ngũ và xin ra khỏi Đảng CSVN. Trong cùng năm 1955 vừa mới xin giải ngũ và vừa mới xin ra khỏi đảng, chàng đã viết hai bài thơ "Cách Mạng Tháng Tám""Nhất Định Thắng" rất nổi tiếng và có giá-trị-để-đời.

Riêng bài thơ "Nhất Định Thắng" ngay từ lúc ban đầu xuất hiện ở miền Bắc Việt-Nam của nước Việt-Nam-Dân-Chủ-Cộng-Hoà đã có một giá trị ngang hàng với cuốn truyện thần tiên ngắn có cái tựa là "Trại Súc Vật – Animal Farm" của George Orwell đã xuất bản vào năm 1945. George Orwell đã viết cuốn truyện thần tiên ngắn này theo cách miêu-tả-nhân-cách-hoá một "Trại Súc Vật – Animal Farm" để ám chỉ một xã hội phải bị điêu đứng (miserable) như thế nào dưới sự độc tài toàn trị của những người cộng sản dưới thời Ác-Tặc-Stalin ở Liên Sô cũng như ở các nước khác theo chủ- nghĩa-xã-hội-do-người-Cộng-Sản-sở-tại-cầm-quyền. "Trại Súc Vật – Animal Farm" là cuốn truyện thần tiên nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Cả hai tác phẩm "Nhất Định Thắng" của Trần Dần và "Trại Súc Vật – Animal Farm" của George Orwell đều đã khiến cho những người CSVN và người CS Liên Sô ngày xưa, và có thể tất cả người CS trên thế giới ngày nay run-rẩy-giận-dữ-rồi-phải-khiếp-sợ, bởi vì cả hai đều nói tới những sự-thật-đau-khổ-nhục-nhằn trong những xã-hội-xã-hội-chủ-nghĩa mà những người CS muốn che giấu.

Những người CS Liên Sô đã đe-doạ-xiết-cổ George Orwell.

Những người CSVN đã trói-tay-bịt-miệng Trần Dần.

Cái tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa đã khiếp sợ chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần cho nên cả bọn đã không ai dám gần chàng. Cả bọn chúng đã hết-sức-lật-sấp-lật-ngữa-bài-thơ-giá-trị-để-đời-để-đấu-tố-chúng-để-đấu-tố-chàng-nhất-định-thắng-ai-thắng-ai-thua-ai-thiện-ai-ác-đã-quá-rõ-ràng. Cả bọn chúng đã chỉ có bạo-lực-cách-mạng-với "BÓNG-CHÚNG-ĐÈ-LÊN-SỐ-PHẬN-TỪNG-NGƯỜI" cho nên cả bọn chúng đã vừa-điếc-vừa-câm-vừa-mù-không-nghe-không-nói-không-thấy-cái-trại-súc-vật-chỉ-cần-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT. Cả bọn chúng đã dùng đao-to-búa-lớn-tùng-xẻo-băm-vằm-chàng-trăm-mảnh-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT. Cả bọn chúng đã xào-qua-nấu-lại-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT-bài-thơ-giá-trị-để-đời-để-đấu-tố-chúng-để-đấu-tố-chàng. Cả bọn chúng đã không-nếm-được-mùi-vị-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-đã-khổ-lòng-em-ơi-em "Cái này đỏ lắm, gọi là TIM. Anh dành cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT." Cả bọn chúng đã xào-qua-nấu-lại-TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần, nhưng có-ai-đã-nấu-chín-trái-tim-chàng!? Dường như là không một ai!! Hình-như-là-chiêm-bao-mơ-thấy-ăn-được-trái-tim-chàng...Nếu có một vài người thì cũng đã-câm-đã-điếc-đã-mù-ở-thi-văn-trại-tập-thể-miền-Bắc-Việt-Nam!!

Cái xót-xa-đau-đớn-khổ-lòng-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần là chàng đã đem TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của mình ra cho tất cả đồng-chí-đồng-nghiệp-đồng-bào-xào-qua-nấu-lại-thưởng-thức-mà-không-ai-nếm-được-đúng-mùi-vị-yêu-thương-của-nó. Cái-khổ-lòng của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ là một bước chàng đi trước bạn đồng hành quá xa. Có lẽ cả bọn đã-xào-nấu-quá-lửa-bài-thơ-nhất-định-thắng-chàng nên cả bọn không-ăn-được-trái-tim-thống-nhất-của-chàng. Sau khi đã không-nếm-được-đúng-mùi-vị-yêu-thương-trái-tim-thống-nhất-CẢ BỌN CHÚNG QUAY RA NHẬP TIỆC XƯƠNG MÁU ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC VIỆT NAM bằng cả một bữa-tiệc-mặt-trận-dân-tộc-giải-phóng-cộng-sản-trá-hình bởi vì những người cộng sản có bao giờ giải phóng cho ai đâu, họ đã chỉ đem lại đủ-loại-xiềng-xích-gông-cùm.

Năm 1959 trong khi Thủ Tướng Khrushchev của Liên Sô và Tổng Thống Roosevelt của Mỹ đã gặp nhau ở Hyde Park tại nước Mỹ và nói chuyện hai nước đều muốn có hoà bình như Thủ-Tướng Khrushchev đã vui cười khôi hài "Ít nhất là chúng tôi (Liên Sô và Mỹ) đã không bắn nhau - At least, we didn't shoot each other." thì rõ ràng là AI đã xúi giục CSVN-BẮC-VIỆT tiến hành chiến tranh xâm lược nước Việt-Nam-Cộng-Hoà ở miền Nam Việt-Nam. Tàu Cộng, vào thời gian trước và sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã có dịp trực tiếp đánh Mỹ cho tới hôm nay, vẫn cứ xem Mỹ chỉ là một con-Sư-Tử-Giấy. Sự đánh giá sức-mạnh-quân-sự-Mỹ của Tàu Cộng lại in đậm một dấu ấn trong bài thơ "Nhất Định Thắng" của Trần Dần: "Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương Lai. Người quên mất Mỹ là Sư Tử Giấy."

Sau-Đình-Chiến-Giơ-Neo-1954-không-lâu-Việt-Cộng-đã-muốn-khởi-động-mã-tấu-lựu-đạn-nông-thôn-bao-vây-thành-thị-miền-Nam-Việt-Nam. Bởi vì "Người vẫn vội-Người chưa kiên nhẫn mấy" và một câu "Mỹ là Sư Tử Giấy" đã khích-động-nhà-tan-cửa-nát-mất-tích-thương-tật-chết-chóc-hàng-triệu-đồng-bào. Lịch-sữ-Việt-Nam sẽ công-lý-công-tâm-phê-phán-Bữa-Tiệc-Mặt-Trận-Dân-Tộc-Giải-Phóng-Xương-Máu-Việt-Nam và lịch-sử-Việt-Nam cũng sẽ nhắc tới bài thơ "Nhất Định Thắng" như một-lời-xác-minh của một-ngôn-sứ đã đem một-thông-điệp-hoà-bình-đến-với-toàn-dân-Việt-Nam-ước-muốn-thống-nhất-đất-nước-một-năm-sau-đình-chiến-hoà-bình: "Em ơi em! Cái này đỏ lắm, gọi là TIM. Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất."

Vì tất cả những lý lẽ vừa nấu-sôi-đun-lại-đem-ra-nêu-trên một lần nữa cho thấy bài thơ "Nhất Định Thắng" là một trong số những bài thơ chính trị hay nhất của Thế Kỷ 20 bởi vì Cái-Thiện-Nhất-Định-Thắng-Yêu-Thương-Nhất-Định-Thắng là một-chân-lý-ngàn-đời-vuông-tròn-trong-không-thời-gian. Chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã khổ-lòng-nhìn-thấy-mưa-sa-miền-bắc-nắng-ấm-miền-nam-tim-nồng-thống-nhất trong khi cả bọn chúng đã hăm-hở-trông-ngóng-chân-lìa-miền-bắc-tay-cụt-miền-nam-máu-sôi-thống-nhất như tranh vẽ của Picasso. Cái-ác-bạo-lực-thống-nhất-đất-nước-làm-tan-nát-trái-tim-thống-nhất-nhân-dân-tâm giờ đây đã quá rõ ràng. Để trả lời câu hỏi Ai-Thắng-Ai-Thua-Trái-Tim-Thống-Nhất-Cái-Ác-Nhất-Định-Tàn-Cái-Thiện-Nhất-Định-Thắng-nỗi-khổ-lòng của chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần là một viên-kim-cương-vô-giá. Ở trong cái quặng-kim-cương-văn-thi-hoạ-độc-đáo-Trần-Dần đã có sẵn một viên-kim-cương-Trái-Tim-Thống-Nhất-giá-trị-để-đời; giờ đây khai-quật-di-cảo-ba-mươi-bảy-năm-cô-thế-cô-đơn-khổ-lòng-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-nhất-định-giàu-có. Có mỗi một điều nghĩ rằng đáng quan tâm là lưu ý các-cai-thợ-mỏ-khai-quật-di-cảo phải nên giữ nguyên-vẹn-khía-cạnh-sắc-màu-kích-cỡ-hình-thể-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần. Nếu những viên-kim-cương-Trần-Dần phải chịu-cắt-giũa-mài làm đồ-trang-sức-xã-hội-chủ-nghĩa thì chúng sẽ trở thành những viên-kim-cương-giả-mạo không phải từ cái-quặng-kim-cương-văn-thi-hoạ-độc-đáo-Trần-Dần. Chúng tôi chân tình mong ước như vậy.

Sở dĩ nói-như-nước-chảy-sông-dài-biển-lớn là vì đã nhắc tới tình-cảnh-cô-thế-cô-đơn-bi-tráng-của-chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần-ngày-đêm-vật-lộn-với-chính-cái-bóng-của-mình. Cái bóng to lớn của chàng thi sĩ khổng lồ Trần Dần chính là bài thơ "Nhất Định Thắng" đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở những đoạn văn nêu trên. Cuối cùng chàng đã "nhất định thắng" và quả thật chàng đã thắng một cách tuyệt vời khi chàng đã nhảy qua chính cái bóng của mình bằng một niềm tin tuyệt đối vào CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG và TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của chàng đã chứng minh là chàng hoàn toàn đúng trong suốt 37 năm hành-hạ-đầu-óc-tra-khảo-trái-tim chàng vẫn không chịu quy hàng bọn chúng cho dù "Bóng chúng đè lên số phận từng người". Bây giờ, nếu vì yêu cầu làm đồ-trang-sức-XHCN-đắc-tiền mà phải cắt-giũa-mài-viên-kim-cương-Trần-Dần đúng theo kích cỡ đặt hàng là ngang-ngược-phản-bội người-đã-khuất-mặt. Hơn nữa, trong khi chúng tôi chưa được đọc tuyển tập Trần Dần - Thơ do nhà xuất bản Đà Nẳng công ty Nhã Nam ở trong nước phát hành, chúng tôi chỉ có thể nhớ lại một văn-phong-thi-cách-hoạ-kiểu-độc-đáo-Trần-Dần. Chàng thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã không sợ ai. Chàng rất chân thật, thẳng thắn, mạnh bạo, can đảm, và không khuất phục trước những kẻ xấu. Chỉ có chàng mới khiến cho người khác phải khiếp sợ, nhất là những kẻ-cướp-ngày-đội-lốt-văn-nghệ-sĩ. Tuyển tập Trần Dần - Thơ sau khi được in xong thì bị kiểm-kê-niêm-phong trong kho để ngăn chặn phát hành phổ biến ra ngoài người đọc. Tuyển tập Trần Dần - Thơ khi ở trong tay của những tay-tiếm-danh-văn-nghệ-làm-kinh-tế-thị-trường-có-định-hướng-XHCN lại phải trở thành một món-hàng-nằm-phải-chịu-nhiều-thứ-phạt-vạ!

Nhân đây vừa mới nhắc tới nhóm chữ một-món-hàng-nằm khiến cho chúng tôi nhớ lại cái-tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa kể từ năm 1958 đã từng bắt buộc chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần phải-nằm, và toàn bộ sáng-tác-phẩm của chàng đều phải-nằm-theo-chàng. Thật là một định mệnh khắc nghiệt, nếu có ai đó tin rằng ở trên cõi đời này có sẵn một thứ định mệnh dành riêng cho mỗi-con-người-mỗi-sinh-vật một cách ngẫu nhiên quá đỗi tuyệt diệu như trường hợp Trần Dần. Khi cái tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa đã bắt buộc chàng-không-đứng-phải-nằm thì Trần Dần lại ngẫu nhiên trở thành một-con-cọp-nằm, một-NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN còn giữ nguyên vẹn sức-mạnh-sáng-tác của một mãnh-hổ trong khu-rừng-văn-chương-Việt-Nam của thế-kỷ 20. Mãi cho tới hôm nay một-NGOẠ-HỔ-TRẦN-DẦN cũng còn khiến cho những kẻ-cướp-ngày-đội-lốt-văn-nghệ-sĩ của cái tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa-ngày-nay-như-đúc-một-khuôn-phải khiếp sợ!!??

Vì lẽ vừa nhắc đến cái tác-phong-Ngoạ-Hổ-Trần-Dần đã khiến cho người khác khiếp sợ, chúng tôi phải nhắc lại rằng chàng-thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã có hai câu thơ chân- thật-thẳng-thắn-giản-dị-dễ-hiểu, nhưng chúng lại có một sức mạnh xuyên tâm làm rúng động rất nhiều người dân đã đang sống trong các chế độ cộng sản trên thế giới; nhất là trong đời-sống-khó-khăn-đau-khổ-nhục-nhằn-hàng-ngày họ lại phải nhìn thấy những lá cờ đỏ ở đầu con phố ở cuối con đường như ở Liên Sô ngày xưa, ở Trung Quốc và ở Việt Nam XHCN ngày nay. Chàng thi-sĩ-khổng-lồ-Trần-Dần đã rất chân thật, thắng thắn, mạnh bạo, can đảm, và không khuất phục trước một tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù cho nên chàng đã viết thẳng ra trên giấy trắng mực đen hai câu thơ "Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!", và chàng đã lập-đi-lập-lại một điệp-khúc-tình-cảm- ê-chề-não-nề này tới bốn lần trong bài thơ "Nhất Định Thắng" mà chúng tôi đã cố-ý-nhắc-tới-nhắc-lui nhiều lần trong bài viết này. Chính bởi vì bài thơ "Nhất Định Thắng" này mà cả một tập-thể-chỉ-huy-văn-nghệ-sĩ-na-ná-tương-tự-vừa-câm-vừa-điếc-vừa-mù-ngày-xưa đã ra hết sức đè chàng-thi-sĩ-khổng-lồ nằm xuống, và chàng đã được chúng tôi thân mật gọi là một-con-cọp-nằm, Ngoạ-Hổ-Trần-Dần với tất cả sáng-tác-phẩm của chàng đều phải-nằm, không cho phép xuất bản phát hành phổ biến trong đại chúng, bởi vì Ngoạ-Hổ-Trần-Dần mặc dù hiện nay khuất mặt cũng vẫn còn uy-lực của Cái-Thiện-Nhất-Định-Thắng-Cái-Ác đã khiến cả bọn-đui-điếc-câm-biết-khiếp-sợ.

Bây giờ, với-tâm-tư-tận-đáy-địa-ngục-với-hy-vọng-leo-lét-ngọn-nến-với-cô-đơn-không-tỏ-cùng-ai-với-niềm-tin-Cái-Thiện-thắng-Cái-Ác-với-yêu-thương-Trái-Tim-Thống-Nhất-em-ơi-em-"Nhất-Định-Thắng", chúng ta một-lần-nữa-sau-hàng-trăm-lần-đã-đọc-hãy-đọc-lại bài thơ chính trị hay nhất trong số những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 của Ngoạ-Hổ-Trần-Dần. Bài thơ "Nhất Định Thắng" luôn luôn là một-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần vẫn còn nguyên giá trị xác thực để nhớ đời các-biến-cố-di-cư-di-tản-tị-nạn-từ-Bắc-vào-Nam-từ-cả-nước-VN-nổi-trôi-đi-khắp-ta-bà-thế-giới-tây-phương-cực-lạc-với-tâm-trạng-trong-nước-đau-khổ-não-nề-ê-chề-của-người-dân-đã-nhiều-lần-bị-Việt-Cộng-lợi-dụng-tiếm-danh-trấn-áp-lường-gạt-bóc-lột-đã-đang-sống-chịu-đựng-nhục-nhằn-khốn-khổ-trong-suốt-60-năm-nay-không-thấy-thiên-đàng-cộng-sản "không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" và câu thơ độc đáo này cũng là một lời nguyền rủa nặng nề các chính phủ có lá cờ màu đỏ độc quyền độc tài độc ác tổn hại nhân dân.

Giờ đây hai câu thơ này cũng đã vượt không-thời-gian để rất hiện-thực-xã-hội-chủ-nghĩa miêu tả toàn bộ một tập thể Việt Cộng cầm quyền hiện tại "Chỉ thấy đô la trên màu cờ đỏ" mà thôi.

Hãy chiếu rọi một Ánh-Sáng-Mới vào TRÁI-TIM-THỐNG-NHẤT của bài thơ "Nhất Định Thắng" để thấy rõ ràng là cuối cùng CÁI-THIỆN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG-với-trọn-vẹn-yêu-thương và để thấy rõ ràng giá-trị-của-một-viên-kim-cương-độc-đáo-Trần-Dần-đã-từ-lâu-bị-lấp-đá-tảng-bị-vùi-bùn-nhơ. Bài thơ "Nhất Định Thắng" là một-viên-kim-cương-lớn trong viện-bảo-tàng-văn-học-chống-cộng-sản-của-thế-giới-tự-do./.

Thuỷ-Triều 11/03/2008
(Sau đây là VIÊN-KIM-CƯƠNG-VÔ-GIÁ-TRẦN-DẦN-1955)
NHẤT ĐỊNH THẮNG

Không có nhận xét nào: